Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Thảo luận trong 'Chương 1: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM' bắt đầu bởi Vật Lí, 19/9/16.

  1. Hero Do

    Hero Do Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/5/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 150km, có hai xe chạy cùng chiều từ A đến B, sau hai giờ thì đuổi kịp nhau. Biết vận tốc một xe là 40km/h. Tính vận tốc xe kia.
     
    1. Tăng Giáp
      0Bình chọn giảm
      Chọn trục Ox có chiều dương từ A đến B, gốc tọa độ O tại vị trí A.
      Chọn gốc thời gian lúc hai xe cách nhau 150km.
      $x_A=v_At; x_B=150+v_Bt (km;h)$
      Sau 2h thì hai xe đuổi kịp nhau, suy ra $2v_A=150+2v_B$
      $v_A=75+v_B \Rightarrow v_A>v_B$ và $v_A> 75km/h$
      $\Rightarrow v_B=40km/h; v_A=115km/h$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  2. reviewdao2209

    reviewdao2209 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/9/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Cùng một lúc, một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 120m và chuyển động cùng chiều. Ô tô bắt đầu rời bến A, chuyển động nhanh đần đều với gia tốc $0,4m/s^2$, xe đạp chuyển động đều. Sau 40s, ô tô đuổi kịp xe đạp.
    a) Tìm vận tốc của xe đạp và khoảng cách giữa hai xe sau thời gian 60s.
    b) Vẽ đồ thị tọa độ của ô tô và xe đạp trên cùng một hệ tọa độ.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn trục Ox có gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B.
      Chọn gốc thời gian lúc ô tô bắt đầu rời bến A thì:
      $x_A=0,2t^2 (m;s); x_b=120+vt (m;s)$
      a) Khi t=40s thì $x_A=x_B$
      $\Rightarrow 0,2t^2=120+vt$
      $\Rightarrow 320=120+40v$
      $\Rightarrow v=5m/s$.
      Khi t=60s thì: $x_A=0,2.60^2=720m$
      $x_B=420m$
      Khoảng cách giữa hai xe :
      $\Delta x=x_A=x_B=300m$
      b) Đồ thị như hình vẽ.[​IMG]
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  3. quangchau92

    quangchau92 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/9/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một xe lăn khối lượng $15kg$, khi đẩy bằng lực $F=20N$ nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hàng, phải tác dụng lực $F'=60N$ nằm ngang để xe chuyển động thẳng đều. Biết ma sát của mặt sàn tỉ lệ với khối lượng xe. Tìm khối lượng của kiện hàng.
     
    1. Tăng Giáp
      Gọi k là hệ số tỉ lệ giữa lực ma sát và khối lượng xe. Khi xe chuyển động thẳng đều thì độ lớn của lực đẩy bằng độ lớn của lực ma sát.
      Khi chưa chất hàng: $F=F_{c1}=15k=20N$ $(1)$
      Khi chất hàng $(m): F'=F_{c2}= \left( 15+m \right) k=60$ $(2)$
      Lập tỷ lệ: $\frac{(2) }{(1) }$ ta được: $\frac{ 15+m}{15}=3 \Rightarrow m=30kg$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  4. Quân2310

    Quân2310 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/10/17
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một xe hơi chạy từ Hà Nội về phía Nam Định giả sử theo đường thẳng với vận tốc không đổi. Nửa tiếng sau, có một xe mô tô chạy từ Nam Định về phía Hà Nội trên cùng con đường, với vận tốc có độ lớn bằng $2/3$ lần độ lớn vận tốc của xe hơi. Sau khi chạy được $36$ phút, xe mô tô gặp xe hơi tại vị trí cách Hà Nội một khoảng $66 km$. Tính vận tốc của mô tô.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn gốc tọa độ là Hà Nội, chiều dương là từ Hà Nội về phía Nam Định, gốc thời gian là lúc xe hơi bắt đầu chạy. Phương trình chuyển động của xe hơi và xe mô tô lần lượt là:
      $x_H= v_H.t; x_M=v_M(t-0,5) +x_0$ ($t\geq 0,5; x_0$ là tọa độ của Nam Định đối với Hà Nội).
      Khi xe mô tô chạy được $36$ phút $=0,6h, t=0,5+0,6=1,1h$, ta có:
      $x_H= 66km$, nên $66= v_H.1,1; v_H= 60km/h$.
      Vậy $v_M= -\frac{2}{3}v_H=-40km/h $.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  5. QuanAoTheThaoSkySport

    QuanAoTheThaoSkySport Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/8/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một xe hơi bắt đầu chạy từ thành phố $A$ lúc $7h$ sáng với vận tốc $60km/h$. Lúc $8h$ sáng, một xe đạp bắt đầu chạy từ thành phố $B$ cách thành phố $A$ một khoảng $80km$, chạy cùng chiều với xe hơi trên cùng đường thẳng. Xe hơi đuổi kịp xe đạp lúc $8h30$ phút sáng. Tính vận tốc xe đạp.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn gốc thời gian $t=0$ lúc $7h$ sáng. Tọa độ của xe hơi và xe đạp tại thời điểm $t=1,5h$ lần lượt là:
      $x_H= 60t=60.1,5= 90km$.
      $x_D= v_D(t-1)+80= v_D(1,5-1) +80= 0,5h.v_D+80$
      $x_H=x_D \Leftrightarrow 90= 0,5h.v_D+80; v_D= 20km/h$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  6. QuanAoTheThaoSkySport

    QuanAoTheThaoSkySport Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/8/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hai anh em Hùng và Dũng cùng bắt đầu đi xe đạp từ nhà trên hai con đường vuông góc nhau. Vận tốc trung bình của Dũng là $3m/s$. Sau thời gian 10 phút, hai anh em cách nhau một khoảng $3km$. Tính vận tốc trung bình của Hùng.
     
    1. Tăng Giáp
      Quãng đường Dũng đi được sau $10$ phút:
      $OD= 3.10.60= 1800 m=1,8km$.
      Quãng đường Hùng đi được sau $10$ phút:
      $OH= \sqrt{HD^2-OD^2}= \sqrt{3^2-1,8^2}=2,4km$.
      Vận tốc trung bình của Hùng: $\frac{OH}{10.60}= \frac{2,4.10^3}{600} =4m/s$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  7. Quang MInh

    Quang MInh Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    30/7/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong một cuộc chạy đua marathon, lúc đầu, vận động viên Việt chạy với vận tốc $4m/s$, vận động viên Nam chạy phía sau Việt một khoảng $95m$, với vận tốc $4,5m/s$. Sau thời gian bao lâu Nam sẽ đuổi kịp Việt?
    a) Giải bài toán với hệ quy chiếu là mặt đất.
    b) Giải bài toán với hệ quy chiếu là Nam.
     
    1. Tăng Giáp
      [​IMG]

      a) Chọn trục trục tọa độ là một điểm ở mặt đất trùng với vị trí của Nam lúc hai vận động viên cách nhau $95m$, chiều dương là chiều chạy của hai vận động viên. Gốc thời gian là thời điểm lúc này.
      Phương trình chuyển động của Nam: $x_N=v_Nt= 4,5 t$.
      Phương trình chuyển độngc ủa Việt: $x_V= v_V t+x_0= 4t+95$.
      Nam bắt kịp Việt khi $x_N=x_V; 4,5 t= 4t+95; t=1,9.10^2 s$.
      [​IMG]
      b)
      Chọn hệ trục tọa độ gắn liền với Nam ( tức là tọa độ của Nam luôn là $x_N=0$). Chiều dương hướng về phía Việt. Gốc thời gian $t=0$ là lúc Việt ở phía trước Nam $95m$. Vận tốc của Việt và Nam đối với mặt đất lần lượt là: $v_{VĐ}= 4m/s; v_{NĐ}= 4,5m/s$.
      Vận tốc của Việt đối với Nam được tính:
      $v_{VN}= v_{VĐ}+v_{ĐN}= v_{VĐ}- v_{NĐ}= 4-4,5 =-0,5 m/s$.
      Phương trình chuyển động của Việt đối với "hệ tọa độ Nam" này là:
      $x_V= v_{VN} t+95 =-0,5 t+95$.
      Khi Việt gặp "hệ tọa độ Nam":
      $x_V= 0 \Leftrightarrow -0,5t+95=0; t=1,9.10^2s$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  8. quanaogiaxuongcom

    quanaogiaxuongcom Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    6/6/17
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    [​IMG]
    Trên hình vẽ là đồ thị vị trí- thời gian của một xe ô tô $A$ khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh chạy về tp.Cần thơ và của một xe ô tô $B$ khỏi hành tử tp. Cần Thơ chạy về tp.Hồ Chí Minh. Giả sử các xe chạy theo đường thẳng.
    a) Dựa trên các số liệu cho trên đồ thị, hãy viết phương trình chuyển động của hai xe $A$ và $B$.
    b) Hai xe gặp nhau sau khi chạy được thời gian bao nhiêu lâu và tại vị trí nào?
     
    1. Tăng Giáp
      a) Vì hai đường biểu diễn đều là các đường thẳng nên hai xe đều chuyển động thẳng đều. Đối với xe $A$, đường biểu diễn đi qua gốc toạ độ nên có phương trình chuyển động có dạng: $x_A= v_At$. Trên đồ thị, ta thấy khi $t=2h, x_A= 80km$ nên:
      $x_A= \frac{x_A}{t}= \frac{80}{2} =40km/h$.
      Vậy $x_A= 40t$.
      Phương trình chuyển động của xe $A$ có dạng: $x_B= v_B t+ x_0.$
      Trên đồ thị, ta thấy $t=0, x_B=v_0= 160km$ nên $x_B= v_Bt+160 (km)$.
      Mặt khác, trên đồ thị, ta cũng thấy $t=2s, x_B= 40km$ nên:
      $v_B= \frac{x_B-160}{t} =\frac{40-160}{2} = -60 km/h$.
      Vậy: $x_B= -60t+160$.
      b) Hai xe gặp nhau khi $x_A= x_B : 40t= -60t+ 160 ; t=1,6 (h)$.
      Khi này: $x_A= x_B= 40.1,6 =64 (km)$.
      Hai xe gặp nhau tại điểm cách Tp.Hồ Chí Minh là $64km$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  9. loan thanh đỗ

    loan thanh đỗ Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/9/17
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Hai bạn Việt và Nam chạy đua trên cùng một đường thẳng trong công viên, cùng xuất phát một lúc nhưng tại hai điểm $A,B$ cách nhau $20m$. Bạn Việt chạy từ điểm $A$ với vận tốc có độ lớn bằng $5m/s$, bạn Nam chạy từ điểm $B$, chạy cùng chiều với bạn Việt, với vận tốc có độ lớn $3m/s$
    a) Hỏi sau thời gian bao nhiêu lâu, bạn Việt sẽ đuổi kịp bạn Nam? Khi đó hai bạn cách điểm $A$ một khoảng bằng bao nhiêu?
    b) Khi bạn Việt đến đích là điểm $C$ cách $A$ là $80m$ thì bạn Nam còn cách $C$ bao xa? Bạn Nam sẽ đến điểm $C$ sau bạn Việt bao nhiêu lâu?
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chọn gốc toạ độ là $A$, chiều dương từ $A$ đến $B$, gốc thời gian là lúc hai bạn bắt đầu chạy. Phương trình chuyển động của hai bạn Việt và Nam lần lượt là:
      $x_V = 5t$
      $x_N= 3t+20$.
      Bạn Việt đuổi kịp bạn Nam khi:
      $x_V =x_N= 5t= 3t+20$
      $\Rightarrow t= \frac{20}{2} =10s$
      b) Khi bạn Việt đến điểm $C: x_V =5t= 80m; t=16s$. Khi này, bạn Nam có toạ độ: $x_N =3.16+20=68(m)$. Tức là bạn Nam còn cách $C$ một khoảng : $80-68 =12(m)$.
      Thời gian để bạn Nam chạy đến điểm $C$ được tính từ:
      $x_N= 3t+20 =80 ; t=20s$.
      Vậy, Nam còn phải chạy thêm một khoảng thời gian bằng $20-16=4(s)$ để đến được $C$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  10. locds1

    locds1 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/5/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    [​IMG]
    Trên hình vẽ là đồ thị vị trí-thời gian của hai bé An và Bích đi xe đạp trên cùng một đường thẳng.
    a) Mô tả chuyển động của hai bé.
    b) Tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của mỗi bé.
     
    1. Tăng Giáp
      Bé An bắt đầu chạy xe theo chiều âm từ điểm có toạ độ $20m$, đến thời điểm $t=6s$ gặp gốc toạ độ thì dừng lại.
      + Chuyển động của bé Bích:
      bé Bích bắt đầu chạy xe theo chiều dương từ điểm có toạ độ âm: $-20m$ đến thời điểm $t'=3s$ thì gặp bé An tại điểm có toạ độ $10m$. Cho đến thời điểm $t"= 4s$ thì quay xe chạy ngược lại theo chiều âm đến thời điểm $t=6s$ thì cũng vừa gặp bé An tại gốc toạ độ.
      Ta có sơ đồ biểu thị chuyển động của hai bé như hình vẽ:
      [​IMG]
      b) Bé An: tốc độ trùng bình: $\frac{20}{6} =3,3m/s$
      vận tốc trung bình: $v_{tb}= \frac{0-20}{6}=-3,3m/s $
      Bé Bích: Tốc độ trung bình: $\frac{20+20+20}{6} =10m/s$
      vận tốc trung bình: $v'_{tb}= \frac{0-(-20)}{6} =3,3(m/s)$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  11. Lon3a

    Lon3a Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/11/17
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Một thang máy chuyển động theo các giai đoạn sau:
    Từ $0s$ đến $2s$: thang máy đứng yên. Tại thời điểm $t=2s$, thang máy bắt đầu chuyển động thẳng đứng lên nhanh dần đều cho đến thời điểm $4s$ thì có vận tốc $6m/s$. Trong khoảng thời gian từ $4s$ đến $10s$, thang máy chuyển động với vận tốc không đổi bằng $6m/s$. Từ thời điểm $10s$ đến $14s$, thang máy chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại.
    Hãy vẽ đồ thì vận tốc-thời gian của thang máy này và dùng đồ thị này để tính quãng đường mà thang máy đã đi được.
     
    1. Tăng Giáp
      [​IMG]
      Ta nhận xét rằng độ dời mà thang máy thực hiện trong khoảng thời gian từ $4s$ đến $10s$ được tính:
      $v_{tb}= \frac{x_2-x_1}{\Delta t} $;
      $x_2-x_1= v_{tb} \Delta t= 6. (10-4) =36 (m)$.
      ta thấy: $x_2-x_1= v_{tb} \Delta t$ cũng là diện tích của phần dưới đường biểu diễn với trục hoành $Ot$.
      Tương tự, trong khoảng thời gian từ $2s$ đến $4s$, diện tích hợp bởi đường biểu diễn và trục hoành $Ot$ được tính:
      $\frac{1}{2}.(4-2).(6-0) =6(m) $
      Và trong khoảng thời gian từ $10s$ đến $14s$ :
      $\frac{1}{2}.(14-10) (6-0)=12 (m). $
      Vậy, quãng đường tổng cộng mà thang máy đã di chuyển được là: $6+36+ 12=54 (m)$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  12. LOng Nhân

    LOng Nhân Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/10/17
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Hãy mô tả chuyển động của một vật có đồ thị vị trí- thời gian ở như hình vẽ và đồ thị vận tốc- thời gian tương ứng của vật.
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    1. Tăng Giáp
      +Trong khoảng thời gian từ $0h$ đến $10h$:
      Tọa độ $x=0$, vật đứng yên tại gốc toạ độ $O$.
      + Trong khoảng thời gian từ $10h$ đến $15h$:
      Vật chuyển động từ gốc $O$ đến vị trí có $x=40km$, tức là theo chiều dương, với vận tốc trung bình :
      $v_{tb}=\frac{x_2-x_1}{t_2-t_1}= \frac{40-0}{15-10} =8km/h$.
      + Trong khoảng thời gian từ $15h$ đến $30h$ : Toạ độ luôn là $x=40km$, vật đứng yên tại vị trí này.
      + Trong khoảng thời gian từ $30h$ đến $40h$: Vật chuyển động từ vị trí có $x=40km$ đến vị trí có $x=0$( theo chiều âm),với vận tốc trung bình là:
      $v_{tb}=\frac{0-40}{40-30}=-4km/h $.
      +Từ $40h$ trở đi: Vật đứng yên tại gốc $O$.
      Ta có sơ đồ chuyển động:
      [​IMG]
      Và nếu chỉ để ý sự biến thiên của vận tốc theo thời gian, ta vẽ được đồ thị vận tốc- thời gian:
      [​IMG]
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  13. longcao1012pro

    longcao1012pro Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/10/15
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Hai chiếc xe $A$ và $B$ cùng phát xuất từ một điểm, chuyển động trên hai đường vuông góc nhau với vận tốc trung bình có độ lớn lần lượt là $60km/h$ và $80km/h$. Hỏi, sau hai tiếng đồng hồ, hai xe cách nhau một khoảng bằng bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      [​IMG]
      Chọn hệ trục toạ độ như hình vẽ. Chọn gốc thời gian là lúc xe bắt đầu chạy. Sau thời gian bằng $2h$, hai xe $A$ và $B$ di chuyển được cái đoạn đường lần lượt bằng:
      $x_A =v_At =60. 2= 120 km$.
      và $x_B= v_B t= 80. 2=160 (km)$.
      Vậy, khoảng cách hai xe bằng:
      $AB= \sqrt{x_A^2+x_B^2}= \sqrt{120^2 +160^2}= 200 (km) $.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  14. longh4953

    longh4953 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/3/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho biết có hai chiếc xe $A$ và $B$ bắt đầu chạy từ cùng một điểm trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau. Tốc độ trung bình của xe $A$ bằng gấp đôi tốc độ trung bình của xe $B$. Sau thời gian một giờ, hai xe cách nhau một khoảng $150km$.
    Tính tốc độ trung bình của mỗi xe.
     
    1. Tăng Giáp
      Cho biết có hai chiếc xe $A$ và $B$ bắt đầu chạy từ cùng một điểm trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau. Tốc độ trung bình của xe $A$ bằng gấp đôi tốc độ trung bình của xe $B$. Sau thời gian một giờ, hai xe cách nhau một khoảng $150km$.
      Tính tốc độ trung bình của mỗi xe.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  15. longhuck_00

    longhuck_00 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    5/6/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một chiếc xe $A$ bắt đầu chạy từ Tp. Hồ Chí Minh lúc $6$ giờ sáng với vận tốc trung bình là $40km/h$. $30$ phút sau, xe $B$ bắt đầu chạy từ Tp. Hồ Chí Minh trên cùng con đường thẳng và cùng chiều với xe $A$, với vận tốc trung bình là $50km/h$.
    Hỏi, xe $B$ sẽ đuổi kịp xe $A$ lúc mấy giờ? Khi đó, hai xe đang cách Tp. Hồ Chí Minh một khoảng bằng bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      [​IMG]
      Chọn trục toạ độ như hình vẽ. Vận tốc mỗi xe lần lượt là $v_A=+ 40km/h$ và $v_B= +50km/h$. Chọn gốc thời gian là lúc xe $A$ bắt đầu chạy. Đối với xe $A$:
      $v_A= \frac{x_A-x_0}{t}= \frac{x_A-0}{t}= \frac{x_A}{t} ; x_A= v_At$.
      Đối với xe $B$, vì xe $B$ chạy sau xe $A$ một khoảng thời gian là $30$ phút= $0,5h$ nên:
      $v_B= \frac{x_B-x_0}{t-0,5} =\frac{x_B-0}{t-0,5}= \frac{x_B}{t-0,5} ; x_B= v_B(t-0,5)$.
      Hai xe gặp nhau khi $A$ và $B$ có cùng toạ độ: $x_A= x_B$, tức là:
      $v_At= v_B(t-0,5) ; t=\frac{0,5.v_B}{v_B-v_A}= \frac{0,5.50}{50-40}=2,5 h$.
      Vậy, xe $A$ đã chạy được $2,5h$, tức là xe $B$ đã chạy được $2,5-0,5= 2(h)$
      Khi này, đồng hồ chỉ $6+2,5 =8,5(h) $ là $8h30$ phút sáng.
      Khi này, hai xe cách Tp. Hồ Chí Minh một khoảng:
      $x_A= v_At= 40.2,5=100 (km)$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  16. longlanhuynh238

    longlanhuynh238 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/3/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Kết quả của phép đo chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật lần lượt là: $L= (85,0\pm 0,2) cm$ và $W= (29,5\pm 0,2) cm$.
    a) Hãy tính chu vi hình chữ nhật này và sai số tuyệt đối của phép tính.
    b) Hãy tính diện tích của hình chữ nhật này và sai số tuyệt đối của phép tính.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Chu vi và sai số tuyệt đối của hình chữ nhật được tính:
      $P= 2(L+W)= 2. (85+29,5) =229 cm$,
      $\Delta P= 2(\Delta L+ \Delta W) =2. (0,2=0,2) =0,8 cm$.
      Vậy $P= (229\pm 0,8) cm$,
      b) $S= LW= 85. 29,5= 25,1 .10^2 cm^2$.
      $\frac{\Delta S}{S}= \frac{\Delta L}{L}= \frac{\Delta W}{W}= \frac{0,2}{85}+ \frac{0,2}{29,5}=0,009 $.
      $\Delta S= 0,009S= 0,009. 25,1.20^2 =0,2.10^2 cm^2$.
      Vậy $S= (25,1\pm 0,2) .10^2 cm^2$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  17. longnn050888

    longnn050888 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một đầu máy tàu thủy có khả năng chạy với vận tốc $12km/h$ đối với nước đứng yên. Dòng nước chảy với vận tốc $4km/h$.
    a) Hỏi, tàu thủy phải mất bao nhiêu thời gian để chạy xuôi dòng nước được $8km$ đối với bờ?
    b) Hỏi tàu thủy phải mất bao nhiêu thời gian để chạy ngược dòng nước được $8km$ đối với bờ?
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dòng chảy của nước là chiều dương, ta có vận tốc của nước đối với bờ là $v_{NB}= 4km/h$. Gọi vận tốc của tàu thủy đối với bờ sông là $v_{TB}$, ta có: $v_{TB}= v_{TN}+v_{NB}$
      a) Nếu tàu thủy chạy xuôi dòng, tức là chuyển động theo chiều dương: $v_{TN}= 12km/h$.
      Từ đó: $v_{TB}= 4+12=16km/h$.
      Vậy, thời gian để tàu thủy chạy xuôi dòng được $8km$ đối với bờ sông là: $t= \frac{L}{v_{TB}}= \frac{8}{16}=0,5h $.
      b) Nếu tàu thủy chạy ngược dòng: $v_{TN}= -12km/h$, ta có:
      $v'_{TB}=v_{TN}+v_{NB}= 4-12= -8km/h$.
      Thời gian để tàu chạy được $8km$ đối với bờ là: $t'= \frac{L}{|v'_{TB}|}= \frac{8}{|-8|} =1h$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  18. longnhat

    longnhat Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/5/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng với vận tốc trung bình là $70km/h$. Sau khi chạy được $8,4 km$, xe dừng lại vì hết xăng. Người lái xe xuống xe, đi bộ theo hướng xe chạy. Sau $30$ phút, người này đi được $2km$ thì đến trạm bán xăng.
    a) Tính thời gian ra phút từ khi xe bắt đầu chạy cho tới khi người lái xe đến được trạm bán xăng .
    b) Tính vận tốc trung bình ra đơn vị $km/h$ của người này từ khi bắt đầu lái xe cho tới khi đến trạm xăng.
     
    1. Tăng Giáp
      Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng với vận tốc trung bình là $70km/h$. Sau khi chạy được $8,4 km$, xe dừng lại vì hết xăng. Người lái xe xuống xe, đi bộ theo hướng xe chạy. Sau $30$ phút, người này đi được $2km$ thì đến trạm bán xăng.
      a) Tính thời gian ra phút từ khi xe bắt đầu chạy cho tới khi người lái xe đến được trạm bán xăng .
      b) Tính vận tốc trung bình ra đơn vị $km/h$ của người này từ khi bắt đầu lái xe cho tới khi đến trạm xăng.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  19. Trịnh Ánh 2702

    Trịnh Ánh 2702 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    6/9/18
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ

Chia sẻ trang này