Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Mặt trụ tròn xoay

Thảo luận trong 'Bài 7. Hình trụ - khối trụ' bắt đầu bởi Doremon, 24/1/15.

  1. daaaaaaa

    daaaaaaa Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/10/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có độ dài cạnh đáy bằng a và chiều cao bằng h. Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ đã cho.
    A. \(V = \frac{{\pi {a^2}h}}{9}\)
    B. \(V = \frac{{\pi {a^2}h}}{3}\)
    C. \(V =3\pi a^2h\)
    D. \(V =\pi {a^2}h\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Bán kính đường tròn ngoại tiếp đáy lăng trụ cũng chính là bán kính đáy khối trụ: \(R = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{a}{{\sqrt 3 }}.\)
      Do đó: \(V = \pi {R^2}h = \pi \frac{{{a^2}h}}{3}.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  2. dahoang2

    dahoang2 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/8/17
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi V1 là thể tích khối trụ sinh ra do hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng AB và V2 là thể tích khối trụ sinh ra do hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng AD. Tính tỉ số \(\frac{V_2}{V_1}\).
    A. \(\frac{V_2}{V_1}=\frac{1}{4}\)
    B. \(\frac{V_2}{V_1}=1\)
    C. \(\frac{V_2}{V_1}=2\)
    D. \(\frac{V_2}{V_1}=\frac{1}{2}\)
     
    1. Minh Toán
      + Khối trụ sinh ra do hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng AB có bán kính đáy AD, chiều cao AB: \({V_1} = AB.\left( {\pi A{D^2}} \right)\)
      + Khối trụ sinh ra do hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng AD có bán kính đáy AB, chiều cao AD: \({V_2} = AD.\left( {\pi A{B^2}} \right)\)
      \(\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = \frac{{AD.\left( {\pi A{B^2}} \right)}}{{AB.\left( {\pi A{D^2}} \right)}} = \frac{{AB}}{{AD}} = 2.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  3. dailocphat

    dailocphat Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    24/7/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình trụ có các đường tròn đáy là (O) và (O’), bán kính đáy bằng chiều cao và bằng a. Các điểm A; B lần lượt thuộc các đường tròn đáy là (O) và (O’) sao cho \(AB = \sqrt 3 a\). Tính thể tích V của khối tứ diện ABOO’.
    A. \(V = \frac{{{a^3}}}{2}\)
    B. \(V = \frac{{{a^3}}}{3}\)
    C. \(V = a^3\)
    D. \(V = \frac{{{a^3}}}{6}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      a có tam giác A’AB vuông tại A’ nên \(A'B = \sqrt {A{B^2} - A'{A^2}} = a\sqrt 2\)
      Tam giác A’O’B có \(A'O{'^2} + O'{B^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2} = A'{B^2} \Rightarrow\) tam giác A’O’B vuông cân tại O’.
      Từ đó suy ra \(O'B \bot A'O'.\)
      Ta có \(O'B \bot A'O';O'B \bot O'O\) nên \(O'B \bot \left( {AOO'A'} \right)\) hay \(O'B \bot \left( {AOO'} \right)\).
      Nên từ đây ta có O’B là đường cao của khối tứ diện ABOO’.
      Vậy \({V_{ABOO'}} = \frac{1}{3}.O'B.{S_{AOO'}} = \frac{1}{3}.a.\frac{1}{2}.a.a = \frac{{{a^3}}}{6}.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  4. dailymercedes

    dailymercedes Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    7/4/17
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tính diện tích xung quanh S của hình trụ có bán kính đường tròn đáy bằng chiều cao và bằng 2 cm.
    A. \(S = \frac{{8\pi }}{3}c{m^2}\)
    B. \(S = 4\pi \,\ {cm^2}\)
    C. \(S = 2\pi \, {cm^2}\)
    D. \(S = 8\pi\,c{m^2}\)
     
    1. Minh Toán
      Ta có diện tích xung quanh của hình trụ được tính bằng công thức \(S = 2\pi R.h = 2\pi .2.2 = 8\pi\).
       
      Minh Toán, 4/12/17
  5. dailyruou2019

    dailyruou2019 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    25/11/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Một cái phễu rỗng phần trên có kích thước như hình vẽ. Tính diện tích xung quanh cái phễu.
    [​IMG]
    A. \({S_{xq}} = 360\pi \,\,c{m^2}\)
    B. \({S_{xq}} = 424\pi \,\,c{m^2}\)
    C. \({S_{xq}} = 296\pi \,\,c{m^2}\)
    D. \({S_{xq}} = 960\pi \,\,c{m^2}\)
     
    1. Minh Toán
      \({S_{xq}} = 2.\pi .8.10 + \pi .8.17 = 296\pi \,\,c{m^2}\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  6. dang thi man

    dang thi man Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/11/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Thiết diện qua trục của một hình trụ là hình vuông có chu vi là 8a. Tính diện tích xung quanh của hình trụ đó.
    A. \({S_{xq}} = 2\pi {a^2}\)
    B. \({S_{xq}} = 4\pi {a^2}\)
    C. \({S_{xq}} = 8\pi {a^2}\)
    D. \({S_{xq}} = 4{a^2}\)
     
    1. Minh Toán
      Thiết diện qua trục của hình trụ là hình vuông có chu vi
      Cạnh hình vuông là 2a.
      + Chiều cao của hình trụ là cạnh của thiết diện qua trục: h=2a.
      + Bán kính đáy của hình trụ là nửa cạnh của thiết diện qua trục: R=a.
      \(\Rightarrow {S_{xq}} = 2\pi Rh = 4{a^2}\pi\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  7. cacere

    cacere Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    16/5/17
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng b. Tính diện tích xung quanh S của hình trụ ngoại tiếp hình lăng trụ ABC.A’B’C’.
    A. \(S = \frac{{2\sqrt 3 \pi ab}}{3}\)
    B. \(S = \frac{{\sqrt 3 \pi ab}}{3}\)
    C. \(S = \frac{{\pi {a^2}b}}{3}\)
    D. \(S = \sqrt 3 \pi ab\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ \(\Rightarrow AA' \bot \left( {ABC} \right)\)và \(\Delta ABC\) đều.
      Hình trụ T ngoại tiếp lăng trụ ABC.A’B’C’ có đường cao h = b.
      Tam giác ABC đều \(\Rightarrow {R_T} = \frac{{AB\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow S = 2\pi {R_T}h = 2\pi .\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.b = \pi ab\sqrt 3\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  8. cái thị thùy trang

    cái thị thùy trang Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/11/17
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có độ dài đáy bằng 3a và chiều cao bằng h. Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ đã cho.
    A. \(\pi {a^2}h\)
    B. \(3\pi {a^2}h\)
    C. \(27\pi {a^2}h\)
    D. \(9\pi {a^2}h\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi O, O’ lần lượt là tâm của đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC,\Delta A'B'C'\).
      Bán kính đường tròn đáy của khối trụ là
      \(R = OA = a\sqrt 3 \Rightarrow {V_{k.tru}} = \pi .{r^2}h = \pi .{\left( {a\sqrt 3 } \right)^2}.h = 3\pi {a^2}h\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  9. caijacky3232

    caijacky3232 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/12/16
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có \(AB=AD=2a, AA' = 3\sqrt 2 a.\) Tính điện tích toàn phần S của hình trụ có hai đáy lần lượt ngoại tiếp hai đáy của hình hộp chữ nhật đã cho.
    A. \(S=16 \pi a^2\)
    B. \(S=20 \pi a^2\)
    C. \(S=7 \pi a^2\)
    D. \(S=12 \pi a^2\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Hình trụ có bán kính đáy:
      \(AI = \frac{1}{2}AC = \frac{1}{2}\sqrt {A{B^2} + A{D^2}} = a\sqrt 2\)
      Diện tích toàn phần của hình trụ là:
      \(S = {S_{xq}} + 2.{S_{day}} = 2\pi \sqrt 2 a.3\sqrt 2 a + 2\pi {(\sqrt 2 a)^2} = 16\pi {a^2}.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  10. CaiWinTaiNha

    CaiWinTaiNha Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    26/6/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình trụ có bán kính đáy là R, độ dài đường cao là h. Đường kính MN của đáy dưới vuông góc với đường kính PQ đáy trên. Tính thể tích V của khối tứ diện MNPQ.
    A. \(V = \frac{2}{3}{R^2}h\)
    B. \(V = \frac{1}{6}{R^2}h\)
    C. \(V = \frac{1}{3}{R^2}h\)
    D. \(V = 2{R^2}h\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi O và O’ lần lượt là tâm hai đáy của hình trụ, ta có: \(PQ \bot (O'MN).\)
      Do O’ là trung điểm của PQ nên \(d(Q,(O'MN)) = d(P,(O'MN)) \Rightarrow {V_{Q.O'MN}} = {V_{P.O'MN}}\)
      Khi đó thể tích tứ diện MNPQ là: \(V = 2{V_{P.O'MN}} = 2.\frac{1}{3}.O'Q.{S_{O'MN}} = \frac{2}{3}{R^2}h.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  11. Cẩm Dung 66

    Cẩm Dung 66 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/7/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một cái tục lăn sơn nước có dạng một hình trụ. Đường kính của đường tròn đáy là 5 cm, chiều dài lăn là 23 cm (hình bên). Sau khi lăn trọn 15 vòng thì trục lăn tạo nên sân phẳng một diện diện tích bao nhiêu?
    [​IMG]
    A. \(1725\pi \,\,(c{m^2}).\)
    B. \(3450\pi \,\,(c{m^2}).\)
    C. \(1752\pi \,\,(c{m^2}).\)
    D. \(862,5\pi \,\,(c{m^2}).\)
     
    1. Minh Toán
      Diện tích xung quanh của mặt trụ là \({S_{xq}} = 2\pi Rl = 2\pi .5.23 = 230\pi \,\,c{m^2}.\)
      Sau khi lăn 15 vòng thì diện tích phần sơn được là: \(S= 230\pi .15 = 3450\pi \,\,c{m^2}.\)
       
      Minh Toán, 4/12/17
  12. vetnang082015

    vetnang082015 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/5/16
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trong không gian cho hình chữ nhật ABCD có \(AB = a,AC = a\sqrt 5 \). Tính diện tích xung quanh \({S_{xq}}\) của hình trụ khi quay đường gấp khúc BCDA xung quanh trục AB.
    A. \({S_{xq}} = 2\pi {a^2}\)
    B. \({S_{xq}} = 4\pi {a^2}\)
    C. \({S_{xq}} = 2{a^2}\)
    D. \({S_{xq}} = 4{a^2}\)
     
    1. Minh Toán
      Bán kính hình trụ là: \(AD = BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{{\left( {a\sqrt 5 } \right)}^2} - {a^2}} = 2a\)
      Diện tích xung quanh của hình trụ là: \({S_{xq}} = 2\pi .AD.AB = 2\pi .2a.a = 4\pi {a^2}\).
       
      Minh Toán, 9/12/17
  13. nale2962

    nale2962 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/7/17
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một hình trụ có bán kính đáy là 4cm và có thiết diện qua trục là một hình vuông. Tính thể tích V của khối trụ đó.
    A. \(V = 64\pi c{m^3}\)
    B. \(V = 128\pi c{m^3}\)
    C. \(V = \pi c{m^3}\)
    D. \(V = 256\pi c{m^3}\)
     
    1. Minh Toán
      Chiều cao của hình trụ là \(h = 2r = 8\left( {cm} \right)\) suy ra \(V = \pi {r^2}h = 128\pi \left( {c{m^3}} \right).\)
       
      Minh Toán, 9/12/17
  14. nam dương

    nam dương Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    15/5/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O) và (O’), bán kính đáy bằng R, chiều cao có độ dài bằng 2R. Một mặt phẳng đi qua trung điểm OO’ và tạo với OO’ một góc \({30^0}\) thì cắt đường tròn đáy theo một dây cung có độ dài m. Tính m theo R.
    A. \(m = \frac{{4\sqrt 3 R}}{9}\)
    B. \(m = \frac{{2R}}{3}\)
    C. \(m = \frac{{2\sqrt 6 R}}{3}\)
    D. \(m = R\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi I, J lần lượt là trung điểm của OO’ và AB
      Ta có: \(\widehat {JIO} = {30^0}\) và \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{I{\rm{O}}' = \sqrt {{R^2} - \frac{{{m^2}}}{4}} }\\{I{\rm{O}}' = R}\end{array}} \right. \Rightarrow \tan {30^0} = \frac{{JO'}}{{I{\rm{O}}'}} \Leftrightarrow \frac{R}{{\sqrt 3 }} = \sqrt {{R^2} - \frac{{{m^2}}}{4}} \Leftrightarrow m = \frac{{2R\sqrt 6 }}{3}\)
       
      Minh Toán, 9/12/17
  15. Bá thắng

    Bá thắng Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    28/9/17
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Một hình trụ có bán kính đáy R = 5, chiều cao \(h = 2\sqrt 3 \). Lấy hai điểm A, B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ bằng 600. Tính khoảng cách giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ.
    A. 3
    B. 4
    C. \(\frac{{3\sqrt 3 }}{2}.\)
    D. \(\frac{{5\sqrt 3 }}{3}.\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Từ hình vẽ kết hợp với giả thiết, ta có \(OA = O'B = R\).
      Gọi AA' là đường sinh của hình trụ thì O'A = R; AA' = h và \(\widehat {BAA'} = {60^0}\).
      Vì \({\rm{OO}}'\parallel \left( {ABA'} \right)\) nên
      \(d\left[ {OO',\left( {AB} \right)} \right] = d\left[ {OO',\left( {ABA'} \right)} \right] = d\left[ {O',\left( {ABA'} \right)} \right]\).
      Gọi H là trung điểm A'B.
      \( \Rightarrow \left. \begin{array}{l}O'H \bot A'B\\O'H \bot AA'\end{array} \right\} \Rightarrow O'H \bot \left( {ABA'} \right) \Rightarrow d\left[ {O',\left( {ABA'} \right)} \right] = O'H\)
      Tam giác ABA' vuông tại A' nên \(BA' = AA'.tan{60^0} = h\sqrt 3 = 6\)
      Tam giác A'HO' vuông tại H, có \(O'H = \sqrt {O'A{'^2} - A'{H^2}} = 4\).
       
      Minh Toán, 9/12/17
  16. baaobaao101095

    baaobaao101095 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/10/17
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình trụ có hai đáy là hình tròn (O) và (O’) . Trên hai đường tròn lấy hai điểm A, B sao cho góc giữa AB và mặt phẳng chứa đường tròn đáy bằng \(45^\circ \)và khoảng cách đến trục OO' bằng \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\). Biết bán kính đáy bằng a, tính thể tích của khối trụ theo a.
    A. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
    B. \(V = \pi {a^3}\sqrt 2 \)
    C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{2}\)
    D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Đặt OO’ = h. Gọi I, E, D lần lượt là trung điểm của BC, BA, OO’. Ta có:
      \(d\left( {AB;OO'} \right) = ED = IO' = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
      Tam giác ABC vuông tại C có \(\widehat B = 45^\circ \Rightarrow \) vuông cân \( \Rightarrow BC = AC = h\)
      Ta có: \(CO{'^2} = C{I^2} + IO{'^2} \Leftrightarrow {a^2} = {\left( {\frac{h}{2}} \right)^2} + {\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow h = a\sqrt 2 \)
      Thể tích khối trụ là: \(V = \pi {a^2}.a\sqrt 2 = \pi {a^3}\sqrt 2 \)
       
      Minh Toán, 9/12/17
  17. Cho hình trụ có bán kính đáy bằng a, chu vi của thiết diện qua trục bằng 12a. Thể tích của khối trụ đã cho bằng:
    A. \(4\pi {a^3}\).
    B. \(6\pi {a^3}\).
    C. \(5\pi {a^3}\).
    D. \(\pi {a^3}\).
     
    1. Minh Toán
      Gọi chiều cao của hình trụ là h.
      Gọi P là chu vi thiết diện ta có: \(P = 2h + 2.(2R) \Rightarrow h = \frac{{P - 4R}}{2} = \frac{{12a - 4a}}{2} = 4a.\)
      Thể tích của khối trụ là: \(V = \pi {r^2}h = \pi {a^2}.4a = 4\pi {a^3}\).
       
      Minh Toán, 9/12/17
  18. CaimacairQuan12

    CaimacairQuan12 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/7/17
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Người ta xếp 7 viên bi có cùng bán kính r vào một cái lọ hình trụ sao cho tất cả các viên bi đều tiếp xúc với đáy, viên bi nằm chính giữa tiếp xúc với 6 viên bi xung quanh và mỗi viên bi xung quanh đều tiếp xúc với các đường sinh của lọ hình trụ. Khi đó diện tích đáy của cái lọ hình trụ là:
    A. \(16\pi {r^2}\)
    B. \(18\pi {r^2}\)
    C. \(9\pi {r^2}\)
    D. \(36\pi {r^2}\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Bán kính đáy của hình trụ là: \(\frac{{3.2r}}{2} = 3r\).
      Diện tích đáy của cái lọ hình trụ là: diện tích đáy của cái lọ hình trụ là \(S = \pi .{\left( {3r} \right)^2} = 9\pi {r^2
       
      Minh Toán, 9/12/17
  19. Quân2310

    Quân2310 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/10/17
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian cho đường thẳng d. Tìm tập hợp tất cả các điểm trong không gian cách d một khoảng không đổi R.
    A. Hình nón có trục là đường thẳng d và bán kính đáy R.
    B. Mặt trụ có trục là đường thẳng d và bán kính đáy R.
    C. Khối trụ có trục là đường thẳng d và bán kính đáy R.
    D. Hình trụ có trục là đường thẳng d và bán kính đáy R.
     
    1. Minh Toán
      Tập hợp tất cả các điểm trong không gian cách d một khoảng không đổi R là mặt trụ có trục là đường thẳng d và bán kính đáy R.
       
      Minh Toán, 9/12/17
  20. QuanAoTheThaoSkySport

    QuanAoTheThaoSkySport Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/8/17
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B. Cạnh \(AC = 2a\sqrt 2 \). Biết AA' = h. Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ đã cho.
    A. \(V = \frac{2}{3}\pi {a^2}h.\)
    B. \(V = \frac{4}{3}\pi {a^2}h.\)
    C. \(V = \pi {a^2}h.\)
    D. \(V = 2\pi {a^2}h.\)
     
    1. Minh Toán
      [​IMG]
      Gọi I là trung điểm của AC.
      Khi đó I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
      Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là: \(R = \frac{{AC}}{2} = \frac{{2a\sqrt 2 }}{2} = a\sqrt 2 \)
      Thể tích của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ là: \(V = \pi {R^2}h = \pi {\left( {a\sqrt 2 } \right)^2}h = 2\pi {a^2}h\).
       
      Minh Toán, 9/12/17

Chia sẻ trang này