Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Phương pháp đặt ẩn phụ.

Thảo luận trong 'Bài 02. PT đối xứng với sin, cos, tan, cot' bắt đầu bởi Doremon, 10/12/14.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    29/9/14
    Bài viết:
    1,299
    Đã được thích:
    210
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Phương pháp giải
    Có 2 loại đặt ẩn phụ:

    (1) Đặt ẩn phụ , đưa phương trình đã cho về phương trình mới dễ giải hơn.
    (2) Đặt ẩn phụ đưa phương trình đã cho về hệ phương trình đại số.

    Phụ thuộc vào mỗi phương trình mà ta phải biết đặt ẩn phụ một cách khéo léo để có được một phương trình mới đơn giản hơn dễ giải hơn

    Thông thường trong phương pháp đặt ẩn phụ để giải PTLG ta thường gặp 2 loại đặt ẩn phụ sau:
    +) Đổi biến dưới hàm lượng giác
    +) Đặt cả biểu thức lượng giác làm ẩn phụ

    1. Đổi biến dưới hàm lượng giác
    Phương pháp:

    Khi các biểu thức dưới hàm lượng giác có mối liên hệ đặc biệt: bù nhau, hơn kém nhau kπ/2, biểu thức này gấp hai, ba lần biểu thức kia thường giải bằng phương pháp đổi biến

    Ví dụ 1: Giải phương trình $\cos \frac{{4x}}{3} = {\cos ^2}x$ (1)
    Giải
    Ta có $ \Leftrightarrow \cos \frac{{4x}}{3} = \frac{{1 + \cos 2x}}{2}$
    Đặt $t = \frac{{2x}}{3} \Rightarrow x = \frac{{3t}}{2}$. Lúc đó ta có $\cos 2t = \frac{{1 + \cos 3t}}{2}$
    $\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2\cos 2t\,\, = \,1 + 4\,{\cos ^3}t - 3\cos t \Leftrightarrow 2(2{\cos ^2}t\, - 1)\, = \,1 + 4\,{\cos ^3}t - 3\cos t\\ \Leftrightarrow 4\,{\cos ^2}t - 2 - 4{\cos ^3}t\,\, + \,\,3\,\cos t - 1 = 0
    \end{array}$
    $\begin{array}{l} \Leftrightarrow (\cos t - 1)(\,{\cos ^3}t - 3) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \cos t = 1\\\cos t = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = k2\pi \\t = \pm \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,(k \in Z)\,\,\,\,\,(*)
    \end{array}$
    Thế trở lại ẩn x ta có
    (*)$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{{2x}}{3} = k2\pi \\\frac{{2x}}{3} = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k3\pi \\x = \pm \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,(k \in Z)$
    Vậy phương trình có 2 họ nghiệm

    Ví dụ 2: Giải phương trình $\sin (\frac{{3\pi }}{{10}} - \frac{x}{2})\,\, = \,\,\frac{1}{2}\sin \,(\frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2})$ (1)

    Ta nhận thấy $\sin \,(\frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2})$ có thể biểu diễn $\sin \left[ {\pi - (\frac{\pi }{{10}} - \frac{{3x}}{2})} \right]\,\, = \,\,\sin 3(\frac{{3\pi }}{{10}} - \frac{x}{2})$
    Như vậy phương trình đã được đưa về phương trình chứa các hàm lượng giác chỉ chứa 1 cung. Từ đây ta sử công thức nhân ba để biến đổi

    Giải
    Ta có: $\sin (\frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2}) = \sin \left( {\pi - \frac{\pi }{{10}} - \frac{{3x}}{2}} \right)\, = \,\,\sin 3(\frac{{3\pi }}{{10}} - \frac{x}{2})$
    Đặt $t = (\frac{{3\pi }}{{10}} - \frac{x}{2})\,\,\, \Rightarrow x = \frac{{3\pi }}{5} - 2t$ phương trình (2) sẽ trở thành
    $\begin{array}{l} \Leftrightarrow \sin t(4{\sin ^2}t - 1)\, = 0 \Leftrightarrow \,\,\sin t.(2\cos 2t - 1) = 0\\
    \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\sin t = 0\\\cos 2t = \frac{1}{2}\end{array} \right.\,\,\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = k\pi \\2t = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi\end{array} \right.\,\,\,\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2t = k2\pi \\2t = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi\end{array} \right.
    \end{array}$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \frac{{3\pi }}{5} - 2t = \frac{{3\pi }}{5} - k2\pi \\
    \frac{{3\pi }}{5} - 2t = \frac{{3\pi }}{5} \pm \frac{\pi }{3} - k2\pi
    \end{array} \right.$
    hay $\left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{{3\pi }}{5} - k2\pi \\
    x = \frac{{4\pi }}{5} - k2\pi \\
    x = \frac{{14\pi }}{5} - k2\pi
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,(k \in Z)$
    Vậy phương trình có 3 họ nghiệm.
     
  2. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    29/9/14
    Bài viết:
    1,299
    Đã được thích:
    210
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    2. Đặt một biểu thức lượng giác làm ẩn phụ.
    Chú ý một số phương pháp đặt ẩn phụ của phương pháp đại số sau đây
    + Phương trình trùng phương $a{x^4} + b{x^2} + c = 0\,\,\,\,(a \ne 0)$
    Đặt t = x$^2$ với t ≥ 0
    +Phương trình bậc bốn ${(x + a)^4} + {(x + b)^4} = c$
    Đặt $t = x + \frac{{a + b}}{2}$
    + Phương trình bậc bốn: (x + a)(x + b)(x + c)(x + d) = k với a + b = c + d
    Đặt t = (x + a)(x + b)
    + Phương trình bậc bốn đối xứng $a{x^4} + b{x^3} \pm c{x^2} \pm bx + a = 0$
    Chia cả hai vế cho x$^2$ (với x ≠ 0)
    Đặt $t = x \pm \frac{1}{x}$

    Ví dụ Minh Hoạ
    Ví dụ 1:
    Giải phương trình ${\tan ^2}x - 3\tan x - 9\cot x + 9{\cot ^2}x + 2 = 0$ (1)
    Giải
    Điều kiện
    $\left\{ \begin{array}{l}\sin x \ne 0\\\cos x \ne 0\end{array} \right.\,\, \Leftrightarrow \,\,\sin 2x \ne 0 \Leftrightarrow \,x \ne k\frac{\pi }{2}\,\,\,\,\,k \in Z$
    Ta có: (1) $ \Leftrightarrow ({\tan ^2}x + \frac{9}{{{{\tan }^2}x}}) - 3(\tan x + \frac{3}{{\tan x}}) + 2 = 0$
    Đặt $t = \tan x + \frac{3}{{\tan x}}\,\,\,\,\,\,\,\left| t \right| \ge 2\sqrt 3 $ (*)
    Do đó ${t^2} = {\tan ^2}x + \frac{9}{{{{\tan }^2}x}} + 6\,\, \Leftrightarrow {t^2} - 6 = {\tan ^2}x + \frac{9}{{{{\tan }^2}x}}$
    Phương trình (1) trở thành ${t^2} - 3t - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 1\\t = 4\end{array} \right.$ (2)
    Do (*) nên ta có (2) ↔ t = 4. Lúc đó ta có
    $\tan x + \frac{3}{{\tan x}}\, = 4 \Leftrightarrow \,\,{\tan ^2}x - 4\tan x\, + 3 = 0\,\,$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\tan x = 1\\\tan x = 3 = \tan \alpha\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\x = \alpha + k\pi\end{array} \right.\,\,\,\,\,(k \in Z)$
    Vậy phương trình có 2 họ nghiệm

    Chú ý: Một số phương trình có cách đặt ẩn phụ không toàn phần ,nghĩa là sau khi đặt ẩn phụ cả ẩn cũ và ẩn mới cung tồn tại trong phương trình. Bộ phận cũ còn lại ấy được xem là tham số của phương trình

    Ví dụ 2: Giải phương trình $(\sin x + 3){\sin ^4}\frac{x}{2} - (\sin x + 3){\sin ^2}\frac{x}{2} + 1 = 0$ (1)
    Giải
    Cách 1: Đặt ${\sin ^2}\frac{x}{2} = t\,\,\,\,\,\,0 \le t \le 1$ phương trình (1) trở thành
    $\left( {\sin x + 3} \right){t^2} - (\sin x + 3)t + 1 = 0\,\,\,\,(*)$
    Do sin(x) + 3 > 0 nên phương trình (*) là phương trình bậc hai đối với
    $\begin{array}{l}\Delta = {(\sin + 3)^2} - 4(\sin x + 3)\\\Delta = (\sin x - 1)(\sin x + 3)\end{array}$
    Do $\left| {\sin x} \right| \le 1 \Rightarrow \Delta \le 0\,\,\forall R$
    Do vậy (*) $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta \, = \,0\\t\, = \, - \frac{b}{{2a}}\end{array} \right.\, \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sin \,x\, = \,1\\{\sin ^2}\frac{x}{2}\, = \,\frac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sin \,x\, = \,1\\\frac{{1 - \cos \,2x}}{2}\, = \,\frac{1}{2}\end{array} \right.$
    $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sin x = 1\\\cos x = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \sin x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\,\,$ (với k ∈ Z)
    Vậy phương trình có 1 họ nghiệm

    Cách 2:
    (2) $ \Leftrightarrow (\sin x + 3){\sin ^2}\frac{x}{2}({\sin ^2}\frac{x}{2} - 1) + 1 = 0$
    $ \Leftrightarrow 1 - (\sin x + 3){\sin ^2}\frac{x}{2}{\cos ^2}\frac{x}{2} = 0$
    $\begin{array}{l}\Leftrightarrow 4 - (\sin x + 3){\sin ^2}x = 0\\\Leftrightarrow {\sin ^3}x + 3{\sin ^2}x - 4 = 0 \Leftrightarrow (\sin x - 1){(\sin x + 2)^2} = 0\\\Leftrightarrow \sin x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\,\,(k \in Z)\end{array}$
    Vậy phương trình có một họ nghiệm

    Ví dụ 3: Giải phương trình $\cos x + \sqrt {2 + \cos x} = 2\,\,\,\,\,\,(1)$
    Giải
    Đặt $u = \sqrt {2 + \cos x} $ điều kiện $1 \le u \le \sqrt 3 $ khi đó ta có u$^2$ = 2 + cos(x) (*) .
    Từ (*) và (1) ta có hệ $\left\{ \begin{array}{l}{u^2} = 2 + \cos x\\{\cos ^2}x = 2 - u\end{array} \right.$
    Ta có u$^2$ = cos$^2$(x) + u + cos(x) ↔ cos$^2$(x) - u$^2$ + u + cos(x) = 0
    ↔ [cos(x) - u].[cos(x) + u] + cos(x) + u = 0
    ↔ [cos(x) + u][ cos(x) – u + 1] = 0
    ↔ $\left[ \begin{array}{l}\cos x = - u\\\cos x = u - 1\end{array} \right.$
    - Với u = - cos(x) thế vào (*) ta được
    ${\cos ^2}x - \cos x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos x = - 1\\\cos x = 2\,\,\,\,\,\,\,(vn)\end{array} \right. \Leftrightarrow x = \pi + k2\pi \,\,\,\,\,\,\,(k \in Z)$
    -Với u = cos(x) + 1 thế vào (*) ta được
    $\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\cos ^2}x + \cos x - 1 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos x = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,(vn)\\\cos x = \frac{{\sqrt {5 - 1} }}{2} = \cos \alpha \end{array} \right. \Leftrightarrow x = \pm \alpha + k2\pi \,\,\,\,(k \in Z)\end{array}$

    Vậy phương trình có 2 họ nghiệm .

    Ví dụ 4: Giải phương trình ${16^{{{\sin }^2}x}} + {16^{{{\cos }^2}x}} = 10$
    Giải
    Cách 1: Viết lại phương trình
    ${16^{{{\sin }^2}x}} + {16^{1 - {{\sin }^2}x}} = 10 \Leftrightarrow {16^{{{\sin }^2}x}} + \frac{{16}}{{{{16}^{{{\sin }^2}x}}}} = 10$

    Đặt $t = {16^{{{\sin }^2}x}}$, điều kiện 1 ≤ t ≤ 16 vì $0 \le {\sin ^2}x \le 1$ nên ${16^o} \le {16^{{{\sin }^2}x}} \le {16^1}$

    Khi đó phương trình có dạng
    $t + \frac{{16}}{t} = 10 \Leftrightarrow {t^2} - 10t + 16 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 8\\t = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{16^{{{\sin }^2}x}} = 8\\{16^{{{\sin }^2}x}} = 2\end{array} \right.$

    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{2^{4{{\sin }^2}x}} = {2^3}\\{2^{4{{\sin }^2}x}} = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\sin ^2}x = \frac{3}{4}\\{\sin ^2}x = \frac{1}{4}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos 2x = - \frac{1}{2}\\\cos 2x = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow {\cos ^2}2x = \frac{1}{4}$

    $ \Leftrightarrow \cos 4x = - \frac{1}{2} \Leftrightarrow 4x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \Leftrightarrow x = \pm \frac{\pi }{6} + k\frac{\pi }{2}\,\,\,\,\,\,\left( {k \in Z} \right)$
    Vậy phương trình có hai họ nghiệm

    Cách 2:
    Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = {16^{{{\sin }^2}x}}\\v = {16^{{{\cos }^2}x}}\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,1 \le u,\,\,v \le 16$
    Khi đó: $u\,v = {16^{{{\sin }^2}x}}{16^{{{\cos }^2}x}} = {16^{{{\sin }^2}x + }}^{{{\cos }^2}x} = 16$
    Phương trình tương đương với $\left\{ \begin{array}{l}u + v = 10\\uv = 16\end{array} \right.$
    Khi đó u, v là nghiệm của phương trình: ${t^2} - 10t + 16 = 0 \leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 2\\t = 8\end{array} \right.$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}u = 2\\
    v = 8\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}u = 8\\v = 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \left\{ \begin{array}{l}{16^{{{\sin }^2}x}} = 2\\{16^{{{\cos }^2}x}} = 8\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{16^{{{\sin }^2}x}} = 8\\{16^{{{\cos }^2}x}} = 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{\sin ^2}x = \frac{1}{4}\\{\cos ^2}x = \frac{3}{4}\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{\sin ^2}x = \frac{3}{4}\\{\cos ^2}x = \frac{1}{4}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\sin ^2}x = \frac{1}{4}\\{\sin ^2}x = \frac{3}{4}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos 2x = \frac{1}{2}\\\cos 2x = - \frac{1}{2}\end{array} \right.$
    $ \Leftrightarrow {\cos ^2}2x = \frac{1}{4} \Leftrightarrow \cos 4x = - \frac{1}{2} \Leftrightarrow 4x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \Leftrightarrow x = \pm \frac{\pi }{6} + k\frac{\pi }{2}\,\,\,\,\,(\,k \in Z)$
    Vậy phương trình có hai họ nghiệm .

    Chú ý: Để phá dấu giá trị tuyệt đối ta cũng có thể sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ

    Ví dụ 5: Giải phương trình
    $2 + \sin x\cos x + \left| {\sin x + \cos x} \right| = \frac{6}{{\sin 2x + 2\left| {\sin x + \cos x} \right|}}$ (1)
    Giải
    Đặt t = sin(x).cos(x) + | sin(x) + cos(x)|, suy ra 2t = sin(2x) + 2| sin(x) + cos(x)|
    Phương trình (1) trở thành $2 + t = \frac{6}{t} \Leftrightarrow {t^2} + 2t - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = 1\\
    t = - 3
    \end{array} \right.$
    -Với t = 1 ta có: sin(x).cos(x) + | sin(x) + cos(x)| = 1↔ 1 - sin(x).cos(x) = | sin(x) + cos(x)| (a)
    Do 1 - sin(x).cos(x) > 0nên (a) $ \Leftrightarrow {(\sin x + \cos x\,)^2} = {(1 - \sin x\cos x)^2}$
    $\begin{array}{l}\Leftrightarrow 1 + 2\sin x\cos x = 1 - 2\sin x\cos x + {(\sin x\cos x)^2}\\\Leftrightarrow \sin x\cos x(\sin x\cos x - 4) = 0\\
    \Leftrightarrow \sin x\cos x = 0 \Leftrightarrow \sin 2x = 0 \Leftrightarrow 2x = k\pi \Leftrightarrow x = k\frac{\pi }{2}\,\,\,\,\,(k \in Z)
    \end{array}$
    -Với t = - 3 ta có sin(x).cos(x) + | sin(x) + cos(x)| = - 3 ↔ | sin(x) + cos(x)| = - 3 - sin(x).cos(x) (b)
    Ta nhận thấy - 3 - sin(x).cos(x) < - 2 < 0 < | sin(x) + cos(x)|, suy ra phương trình (b) vô nghiệm.
    Vậy phương trình có một họ nghiệm

    Ví dụ 6: Giải phương trình
    $\frac{9}{{{{81}^{{{\sin }^2}x}}}} + 2(\cos 2x - 2)\frac{3}{{{9^{{{\sin }^2}x}}}} + 4{\cos ^2}x - 3 = 0$ (1)
    Giải
    Đặt $\frac{3}{{{9^{{{\sin }^2}x}}}} = t > 0\,\,\,\,\,\,\,t = \frac{3}{{{9^{{{\sin }^2}x}}}} = {3^{1 - 2{{\sin }^2}x}} = {3^{\cos 2x}}$
    $ \Rightarrow \frac{9}{{{{81}^{{{\sin }^2}x}}}} = {9^{1 - 2{{\sin }^2}x}} = {9^{\cos 2x}} = {({3^{\cos 2x}})^2} = {t^2}$
    Phương trình (1) trở thành ${t^2} + 2(\cos 2x - 2)t + 4{\cos ^2}x - 3 = 0$
    ↔${t^2} + 2(\cos 2x - 2)t + 2\cos 2x - 5 = 0$

    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = - 1\\t = 5 - 2\cos 2x\end{array} \right.$
    -Với t = - 1 < 0 loại

    -Với t = 5 – 2cos(2x) ta có ${3^{\cos 2x}} = 5 - 2\cos 2x$↔${3^{\cos 2x}} + 2\cos 2x = 5\,\,\,$ (*)

    Đặt y = cos(2x); |y| > 1 phương trình (*) trở thành 3$^y$ + 2y = 5
    Đặt f(x) = 3$^y$ + 2y. Rõ ràng f(y) là hàm đồng biến trên R.
    Mặt khác ta có f(1) = 5 suy ra y = 1 là nghiệmduy nhất của phương trình (*)
    Với y = 1 ta có cos(2x) = 1 ↔ 2x = k2π ↔ x = kπ ( với k ∈ Z)
    Vậy phương trình có duy nhất 1 họ nghiệm

    Nhận xét:
    Dùng phương pháp đặt ẩn phụ để giải phương trình lượng giác được vận dụng khá linh hoạt ,ta phải khéo léo biến đổi biểu thức đã cho về một số dạng phương trình lượng giác mà ta đã biết cách giải .Với ẩn phụ đã đặt ta nhất thiết phải tìm điều kiện của nó và lưu ý ta phải thử lại xem các nghiệm có thoả mãn điều kiện của phương trình hay không
     

Chia sẻ trang này