Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Tài Liệu Hay Phần 3: Lời giải chi tiết 50 câu sóng cơ hay và khó được lọc từ đề thi thử các trường chuyên 2015-06-03

50 câu sóng cơ hay và khó

  1. Tăng Giáp
    Tải đề bài

    Trích dẫn
    Câu 1: Biết O và O’ là 2 nguồn sóng nước có cùng biên độ, tần số, nhưng ngược pha nhau và cách nhau 4cm. Chọn trục tọa độ Ox nằm trên mặt nước và vuông góc với đoạn thẳng OO’ tại O, thì điểm không dao động trên trục Ox có tọa độ lớn nhất là 4,2cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại có trên trục Ox (không tính nguồn O) là
    A. 7.
    B. 6.
    C. 4.
    D. 5.

    Câu 2: Trên mặt nước có hai điểm A và B ở trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t, mặt thoáng ở A và B đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là 0,6mm và 0,8mm, mặt thoáng ở A đang đi lên còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi trên đường truyền sóng. Sóng có
    A. biên độ 1,4mm, truyền từ A đến B
    B. biên độ 1mm, truyền từ A đến B
    C. biên độ 1mm, truyền từ B đến A
    D. biên độ 1,4mm, truyền từ B đến A

    Câu 3: Ở mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 3,2 cm dao động theo phương thẳng đứng với tần số 100 Hz và cùng pha nhau. Tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Tại điểm M trên mặt nước, nằm trên đường trung trực của AB, phần tử nước dao động cùng pha với tần số 100 Hz và cùng pha nhau. Tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Tại điểm M trên mặt nước, nằm trên đường trung trực của AB, phần tử nước dao động cùng pha với phần tử nước tại trung điểm I của AB. Khoảng cách MI ngắn nhất là
    A. 1,0 cm.
    B. 1,2 cm.
    C. 1,6 cm.
    D. 1,8 cm.

    Câu 4: Một Trên mặt nước có hai nguồn giống nhau A và B, cách nhau khoảng AB = 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. Gọi M và N là hai điểm khác nhau trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm I của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động cùng pha với hai nguồn ở trên đoạn MN bằng
    A. 5.
    B. 6.
    C. 7.
    D. 3.

    Câu 5: Ba điểm A,B,C trên mặt nước là 3 đỉnh của 1 tam giác vuông và vuông ở A, trong đó A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau và cách nhau 2cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 đường cực đại giao thoa là 0,5cm. Để có đường cực tiểu giao thoa đi qua C thì khoảng cách AC phải bằng
    A. 3,75cm hoặc 0,68cm.
    B. 3,25cm hoặc 0,48cm.
    C. 2,75cm hoặc 0,58cm.
    D. 3,75cm hoặc 0,58cm.

    Câu 6: Trên mặt nước có hai điểm A và B ở trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t mặt thoáng ở A và B đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là 0,3 mm và 0,4 mm, mặt thoáng ở A đang đi lên còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi trên đường truyền sóng. Sóng có
    A. biên độ 0,5 mm, truyền từ A đến B.
    B. biên độ 0,5 mm, truyền từ B đến A.
    C. biên độ 0,7 mm, truyền từ B đến A.
    D. biên độ 0,7 mm, truyền từ A đến B.

    Câu 7: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u$_A$= 2cos40πt và u$_B$= 2cos(40πt + π) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là
    A. 19.
    B. 18.
    C. 20.
    D. 17.

    Câu 8: Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là u$_1$= a$_1$.cos(30πt + π/2) và u$_2$= a$_2$.cos(30πt). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s. Hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là PA – PB = 1 cm, QA – QB = 3 cm. Hỏi các điểm P, Q nằm trên đường dao động cực đại hay cực tiểu?
    A. P cực đại, Q cực tiểu.
    B. Q cực đại, P cực tiểu.
    C. P, Q thuộc cực tiểu.
    D. P, Q thuộc cực đại.

    Câu 9: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 30 cm, dao động theo phương thẳng đứng, có phương trình u$_A$= 10sin(40πt + π/6) mm; u$_B$= 8cos(40πt) mm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,6 m/s. Xét hình chữ nhật AMNB trên mặt nước, trong đó AM = 40 cm. Số điểm dao động cực tiểu trên đoạn MB là
    A. 6.
    B. 3.
    C. 5.
    D. 4.

    Câu 10: Hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt chất lỏng, cách nhau 11 cm, dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình u$_1$= u$_2$= 2.cos(10πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi. Trên đoạn S1S2, điểm cực tiểu ở gần S1 nhất cách S1 một khoảng bằng
    A. 1 cm.
    B. 1,5 cm.
    C. 2,5 cm.
    D. 0,5 cm.
    mkhaihuyen and Chuột kon like this.

Recent Reviews

  1. Thùy Linh
    Thùy Linh
    5/5,
    Version: phần 3
    thanks
  2. xuka
    xuka
    5/5,
    Version: phần 3
    tài liệu bổ ích