Có nhiều cách mở bài sáng tạo cho tác phẩm Việt Bắc của Nguyễn Khoa Điểm. Tuy nhiên, để viết được mở bài việt bắc xuất sắc, đạt điểm cao trong kì thi THPT tới đây chắc chắn là không nhiều. Dưới đây là 13 mở bài xuất sắc đó, đây là những tài liệu đáng tham khảo cho học sinh Mở bài 1: Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu song gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả. Mở bài 2: Trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, những sáng tác thơ văn của các nhà văn, nhà thơ không chỉ đơn thuần thỏa mãn đam mê sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn là “vũ khí” đấu tranh vô cùng đắc lực. Những tác phẩm viết trong giai đoạn này thường mang đậm khuynh hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một mặt tái hiện lại không khí cuộc chiến, mặt khác cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ- chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hòa với phong trào đấu tranh chung của cả dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm vừa chiến đấu, vừa sáng tác nhằm cổ vũ, động viên cách mạng, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông có thể kể đến là bài thơ Đất nước. Bài thơ viết về chủ đề đất nước, qua những cảm nhận về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên ở thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu nước nồng nàn, cùng với đó là tinh thần dân tộc và trách nhiệm của bản thân với đất nước, xứ sở. Mở bài 3: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh… Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” là một trong những vần thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Mở bài 4: Trong thơ ca và nghệ thuật, đề tài Đất Nước là đề tài quen thuộc mà đặc biệt quen thuộc trong thời kì kháng chiến cứu quốc của dân tộc. Đất nước cũng từ đó mà có nhiều hình hài, được tạc tô thành nhiều vẻ đẹp khác nhau từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy Đất Nước có trong bóng dáng người anh hùng, người mẹ, còn Chế Lan Viên "tìm hình của nước" trong vị cha già Hồ Chí Minh. Còn với Nguyễn Khoa Điềm, ông lại đi tìm vẻ đẹp trong chiều sâu văn hóa, trong phong tục của con người Việt Nam ta, mà đặc biệt là tư tưởng mang dấu ấu "Đất Nước của nhân dân". Mở bài 5: Đất Nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 – 1975, trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức cùa thời đại mà còn khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Từ khói lửa Bình Trị Thiên những năm đánh Mỹ, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm như bản giao hưởng trầm hùng đã bay lên với bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng tháng năm. Mở bài 6: Nếu có ai hỏi tôi hai tiếng thiêng liêng nhất mà tôi biết là gì, tôi chẳng ngần ngại mà trả lời là "Đất Nước". Chỉ là hai từ ngắn gọn nhưng mỗi khi vang lên ta thấy được sự cao cả, trang trọng nhưng lại rất bình dị, gần gũi. Trong giai đoạn 1945 - 1975, "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm như một bản giao hưởng trầm hùng bay lên với biết bao yêu thương cháy bỏng, ngân nga mãi cùng năm tháng. Hình ảnh thơ hiện lên xiết bao bình dị, gần gũi, mang tính biểu tiệng sâu sắc đúng với đất nước ta. Mở bài 7: Đất nước, quê hương là mảng đề tài lớn trong thi ca. Đã có rất nhiều tác giả thành công trong việc xây dựng lên một dáng hình đất nước, phác họa sống động một tình cảm lớn lao, thiêng liêng cho quê hương, xứ sở, đó là một đất nước dù trải qua đau thương nhưng vẫn ngời sáng tinh thần đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, là một đất nước bình dị nhưng gắn bó yêu thương trong thơ Hoàng Cầm. Cũng viết về chủ đề đất nước quen thuộc ấy, Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Đất nước đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ về đất nước, nhà thơ đã định nghĩa đất nước bằng những gì bình dị, thân thuộc nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô danh nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà thiêng liêng nhất. Mở bài 8: Đất Nước là một đề tài muôn thuở của thi ca và nghệ thuật. Hình hài đất nước cũng được khắc tạc muôn hình với nhiều vẻ đẹp khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Tố Hữu thấy Đất Nước trong bóng dáng người anh hùng, người Mẹ. Chế Lan Viên “tìm hình của nước” trong vị cha già Hồ Chí Minh. Nguyễn Trãi tự hào về triều đại “Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”… còn Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ thời chống Mỹ lại tìm thấy vẻ đẹp của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, phong tục mang đậm dấu ấn tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Mở bài 9: Hiếm có một giai đoạn văn học nào mà hình ảnh Tổ quốc – Dân tộc – Đất nước lại tập trung cao độ như giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tố Hữu với “Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/ Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!” (Vui thế hôm nay), Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng”, Lê Anh Xuân từ hình tượng anh giải phóng quân đã tạo nên “Dáng đứng Việt Nam”. Và Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với Tổ quốc qua “Đất Nước” – một chương thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Chương thơ đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng lớn của thời đại “Đất nước của nhân dân”. Mở bài 10: Tố Hữu với "Vui thế hôm nay", Chế Lan Viên với "Sao chiến thắng, Lê Anh Xuân với "Dáng đứng Việt Nam",... đều thể hiện hình ảnh của Đất Nước ở nhiều góc độ khác nhau. Và Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, trong "Đất Nước" - một đoạn trích nằm trong trường ca "Mặt đường khát vọng" đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng của thời đại "Đất Nước của nhân dân". Và để tìm hiểu rõ hơn phong cách thơ cũng như hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam thì ta sẽ đi sâu vào phân tích, cảm nhận đoạn trích "Đất Nước". Mở bài 11: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cùng với lớp những nhà thơ trẻ tài năng trong phong trào thơ trẻ chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền văn học cách mạng rất nhiều tác phẩm thơ văn hay viết về đề tài đất nước, chiến tranh, người lính. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến là bài thơ Đất nước (trích Trường ca khát vọng). Hình ảnh đất nước trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được làm nên bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn bởi cảm xúc thiết tha, nồng nàn cùng những suy tư sâu lắng về đất nước, dân tộc của nhà thơ. Mở bài 12: “Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên nhằm mục đích thức tỉnh ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ đô thị, vùng bị tạm chiến miền Nam cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì, gian khổ của dân tộc. Đồng thời, qua bài thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã thể hiện được những cảm nhận mới mẻ về hình tượng đất nước, bộc lộ tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, dân tộc và những suy ngẫm, chiêm nghiệm về đất nước - đất nước của nhân dân. Mở bài 13: Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó cảm nhận. Nhưng qua bài Đất nước, bằng những câu thơ vừa dồn nén cảm xúc vừa trĩu nặng suy tư, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thầm nhắc bạn đọc – nhất là lớp người trẻ tuổi “Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ...” Đất Nước gắn bó, biểu hiện ngay bên cạnh chúng ta. Phải chăng lòng yêu nước bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, như yêu cha mẹ, gia đình, mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình? Từ tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng để có tình yêu lớn. Từ tình yêu, chúng ta cần thức tỉnh sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày xưa, sứ mệnh ấy là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì?