Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 1. Chuyên đề bài tập dòng điện trong kim loại

Thảo luận trong 'Chương 3. Dòng điện trong các môi trường' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 4/11/16.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    Câu 1[TG]. Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là?

    Câu 2[TG]. Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 2,5mm$^2$ và có điện trở R$_1$= 330 Ω. Hỏi dây thứ hai có tiết diện 12,5mm$^2$ thì có điện trở R$_2$ là bao nhiêu?
    Đáp số: 66Ω

    Câu 3[TG]. Một dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở nhiệt độ trong phòng có điện trở 50Ω, có tiết diện tròn đường kính 0,02mm. Hãy tính chiều dài của sợi dây tóc bóng đèn, biết điện trở suất của Vonfram 5,5.10$^{-8}$ Ω.m.
    Đáp số: 28,545 cm

    Câu 4[TG]. Một dây dẫn bằng nikêlin có tiết diện tròn, điện trở suất 0,4.10$^{-6}$ Ω.m.Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu dây dẫn ta đo được cường độ dòng điện bằng 2A chạy qua. Tính điện trở của dây và tiết diện của dây dẫn biết rằng dây dẫn có chiều dài 5,5m.
    ĐS: 110Ω và có tiết diện 2.10$^{-8}$ m$^{2}$

    Câu 5[TG]. Một dây bạch kim ở 20$^{0}$ C có điện trở suất ρo = 10,6.10$^{-8}$ Ω m. Tính điện trở suất ρ của dây dẫn này ở 500$^{0}$ C. Biết hệ số nhiệt điện trở α = 3,9.10$^{-3}$K$^{-1}$?
    ĐS: 30,44.10$^{-8}$ Ω m

    Câu 6[TG]. Một bóng đèn 220V -75W có dây tóc làm bằng vonfram. Điện trở của dây tóc đèn ở 25$^{0}$ C là R0 = 55,2 Ω. Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi đèn sáng bình thường. Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tằng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10$^{-3}$K$^{-1}$?
    ĐS: 2400$^{0}$ C.
    Câu 7[TG]. Một bóng đèn Đ: 220V – 100W khi sáng bình thường nhiệt độ dây tóc là 2000$^{0}$ C, điện trở của đèn khi thắp sáng?
    ĐS: 484 Ω

    Câu 8[TG]. Một bóng đèn Đ:220V – 100W khi sáng bình thường nhiệt độ dây tóc là 2000$^{0}$ C, điện trở của đèn khi không thắp sáng (ở nhiệt độ 20$^{0}$ C) có giá trị là? (Cho biết hệ số nhiệt điện trở là 4,5.10$^{-3}$K$^{-1}$
    ĐS: 48,839 Ω.

    Câu 9[TG]. Một sợi dây đồng có điện trở 50Ω ở nhiệt độ 0$^{0}$ C hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10$^{-3}$K$^{-1}$. Điện trở của dây đồng ở nhiệt độ 50$^{0}$C là?
    ĐS: 60,75 Ω.

    Câu 10[TG]. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số α$_T$ = 65 μV/k được đặt trong không khí ở 20$^{0}$C, còn mối hàn kia được núng nóng đến nhiệt độ 232$^{0}$C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là?
    ĐS: 13,78 mV.

    Câu 11[TG]. Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan ,đầu còn lại nhúng vào nước sôi thì suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là E = 0,860 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là?
    ĐS: 8,6 μV/K.

    Câu 12[TG]. Dùng cặp nhiệt điện Cu – Constantan có hệ nhiệt điện động αT = 42,5μV/K nối với milivôn kế để đo nhiệt độ nóng chảy của thiếc. Giữ nguyên mối hàn thứ nhất của cặp nhiệt điện này trong nước đá đang tan và nhúng mối hàn thứ hai của nó vào thiếc nóng chảy. Khi đó milivôn kế chỉ 10,03mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là?
    ĐS: 236$^{0}$C.

    Câu 13[TG]. Cặp nhiệt điện Sắt – Constantan có hệ số nhiệt điện động α$_T$ = 50,4 μV/K và điện trở trong r = 0,5Ω . Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở R$_G$ = 19,5 Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt t1 = 27$^{0}$C, nhúng mối hàn thứ hai vào trong bếp điện có nhiệt độ 327$^{0}$C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế G là?
    ĐS: 0,756 mA.

    Câu 14[TG]. Một dũng điện không đổi có cường độ 3 A thỡ sau một khoảng thời gian cú một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cựng thời gian đó, với dũng điện 4,5 A thỡ cú một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là?

    Câu 15[TG]. Đòng có khối lượng riêng D = 9,8g/cm$^3$, nguyên tử khối A = 64
    a. Tính mật độ e tự do của đồng?
    b. Một dây dẫn bằng đồng có tiết diện S = 0,5 mm$^2$ dòng điện I = 1 A chạy qua. Tính vận tốc trung bình của các e tự do có trong dây dẫn chuyển động có hướng.
    Cho rằng mỗi nguyên tử Đồng giải phóng 1 e tự do, số Avôgađrô NA=6,02.10$^{23}$

    Câu 16[TG]. Một bóng đèn 220V – 40W có dây tóc làm bằng Vônfram. Điện trở của dây tóc khi đèn ở 20$^{0}$C là R0 = 121 . Tính nhiệt độ của dây tóc bóng đeng khi sáng bình thường. Giả thiết điện trở của dây tóc đèn trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10$^{-3}$K$^{-1}$
     

Chia sẻ trang này