Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Bài 2. BA ĐỊNH LUẬT NIUTON

Thảo luận trong 'Chương 2: Động lực học chất điểm' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 14/10/16.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    I. Định luật I Niu-tơn
    1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
    1.png

    Nếu không có ma sát và nếu máng (2) nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi

    2. Định luật I Niu-tơn
    Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
    $\vec F = \vec 0$ thì $\vec a = \vec 0$

    3. Quán tính
    Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
    * Định luật I gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

    II. Định luật II Niu-tơn
    1. Định luật II Niu-tơn

    Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
    $\vec a = {{\vec F} \over m}$ hay $\vec F = m\vec a$
    - Trong đó: a: là gia tốc của vật (m/s2)
    + F: là lực tác dụng (N)
    + m: khối lượng của vật (kg)
    Trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng ${\vec F_1};{\vec F_2};{\vec F_3}...$ thì $\vec F$ là hợp lực của tất cả các lực đó.
    $\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2} + {\vec F_3} + ......$

    2. Khối lượng và mức quán tính
    a. Định nghĩa

    Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
    b. Tính chất của khối lượng.
    - Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật.
    - Khối lượng có tính chất cộng

    3. Trọng lực. Trọng lượng
    a. trọng lực($\vec P$) là
    lực của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.
    b. Độ lớn của trọng lực tac sdungj lên một vật gọi là trọng lượng, kí hiệu P. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
    c. Công thức tính trọng lực $\vec P = m\vec g$

    III. Định luật III Niu-tơn
    1. Sự tương tác giữa các vật

    2.png
    2. Định luật
    Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
    $\overrightarrow{F_{B\rightarrow A}}=- \overrightarrow{F_{A\rightarrow B}}$ hoặc $\overrightarrow{F_{AB}} = - \overrightarrow{F_{BA}}$

    3. Lực và phản lực
    a. Đặc điểm

    - Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời
    - Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.
    - Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
    b. Ví dụ (sgk)
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/10/16
  2. Ramsey999

    Ramsey999 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    24/7/16
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Một vật có khối lượng $m_1=10$kg được treo vào trần một buồng thang máy (khối lượng $m_2=240$kg) ở độ cao $h=1,5$m so với sàn. Do tác dụng của lực kéo $F=2550$N thang máy đi lên.
    1) Tính gia tốc của thang máy và lực căng của dây treo vật.
    2) Dây treo bỗng nhiên bị đứt, tính gia tốc ngay sau đó của vật và thang máy. Tính thời gian vật rơi tới sàn. Lấy $g=10m/s^2$
     
    1. Tăng Giáp
      1) Chọn chiều đi lên làm chiều dương. Gọi $a$ là gia tốc của thang máy và $T$ là lực căng của dây. Coi vật và thang máy là một hệ, áp dụng định luật II Niuton ta có:
      $F-(m_1+m_2)g=(m_1+m_2)a$
      Suy ra $a=\frac{F}{m_1+m_2}-g$
      Thay số ta được: $a=0,2m/s^2$
      Áp dụng định luật II Niuton cho vật ta có:
      $T-m_1g=m_1a \rightarrow T=m_1(a+g)=\frac{m_1F}{m_1+m_2}=102N$

      2) Ngay sau khi dây đứt, vật có gia tốc bằng gia tốc rơi tự do $g=10m/s^2$
      Gọi $a'$ là gia tốc mới của thang máy, áp dụng định luật II Niuton cho thang máy khi đó ta có:
      $F-m_2g=m_2a' \rightarrow a'=\frac{F}{m_2}-g$
      Thay số ta được $a'=0,625m/s^2$. Đối với buồng thang máy vật có gia tốc $\overrightarrow {a_{12}}=\overrightarrow {g}+(-\overrightarrow {a'})$; gia tốc này hướng xuống dưới và có độ lớn $a_{12}=g+a'$. Vật rơi không có vận tốc đầu nên thời gian rơi được tính bằng công thức:
      $h=\frac{a_{12}}{2}t^2 \rightarrow t=\sqrt{\frac{2h}{a_{12}}}=\sqrt{\frac{2hm_2}{F}}\approx 0,53$s.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  3. yamaha84

    yamaha84 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/4/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một xe ô tô có khối lượng $1500 kg$, ban đầu đứng yên. Nổ máy cho xe chạy trên một con đường thẳng nằm ngang. Lực ma sát có độ lớn $600 N$. Trong giai đoạn khởi hành xe đi được $50 m$ sau thời gian $5 s$. Chuyển động của xe là nhanh dần đều.
    a) Tính gia tốc của xe, lực kéo của động cơ và công suất của động cơ trong giai đoạn khởi hành.
    b) Sau khi chạy được $50 m$ kể từ vị trí khởi hành, xe chuyển động đều. Tính vận tốc của xe, lực kéo của động cơ và công suất của động cơ.
     
    1. Tăng Giáp
      a) Ta có : $s = v_0t + \frac{1}{2}at^2 \Rightarrow a = \frac{2s}{t^2} = \frac{2.50}{5^2} = 4 m/s^2 $
      Lực kéo của động cơ : $F_K = ma + F_{ms} = 6 600 N$.
      Công suất trung bình : $p = F_kv = 6600.\frac{50}{5} = 66 000 W $

      b) $v_t = at = 4.5 =20 m/s$.
      Vì xe chuyển động đều, nên lực kéo cân bằng với lực ma sát : $F_1 = 600 N$.
      Công suất cung cấp bởi động cơ : $p = F_1v = 600.2 = 12000 W.$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  4. loan thanh đỗ

    loan thanh đỗ Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/9/17
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một ô tô có khối lượng m chạy từ nghỉ trên một đường nằm ngang. Động cơ sinh ra lực lớn nhất là $F_{max}$ và có công suất cực đại $p_{max}$. Tìm thời gian tối thiểu để xe có vận tốc v. Bỏ qua mọi ma sát.
     
    1. Tăng Giáp
      Nếu $F_{max}v < p_{max}$ thì xe cứ chạy với gia tốc :
      $a_{max} = \frac{F_{max}}{m} \Rightarrow t = \frac{v}{a_{max}} = \frac{mv}{F_{max}} $
      Nếu $F_{max}v > p_{max}$ thì trong thời gian t, xe chạy với vận tốc $a_{max} = \frac{F_{max}}{m} $
      với $a_{max}t_1 = v_1 = \frac{p_{max}}{F_{max}} $, sau khi xe chạy với vận tốc cực đại (lúc này v tăng và F giảm). Trong khoảng thời gian $t_2$ ta có :
      $p_{max}t_2 = \frac{mv^2}{2}- \frac{mv^2_1}{2} $. Vậy $t = t_1 + t_2$.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  5. longnn050888

    longnn050888 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Từ độ cao $12$m một vật có khối lượng $M=4$kg được thả cho rơi tự do. Tới độ cao $3$m thì có một vật khối lượng $m=2$kg bay với vận tốc nằm ngang tới va chạm vào vật $M$. Hai vật dính vào nhau và cùng rơi xuống đất. Sau bao lâu thì chúng chạm đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy $g=10m/s^2$
     
    1. Tăng Giáp
      Vật $M$ rơi $12-3=9$m mất thời gian $t_1=\sqrt{\frac{9}{5}}=1,34s$. Vận tốc vút nó trước khi va chạm là: $v_1=gt_1=13,4m/s$
      Gọi $\overrightarrow {v_2}$ là vận tốc của vật $m$, $\overrightarrow {v}$ là vận tốc của vật tạo thành do va chạm mềm, có khối lượng $M+m$
      Định luật bảo toàn động lượng cho ta:
      $m_1 \overrightarrow {v_1}+m_2 \overrightarrow {v_2}=(M+m)\overrightarrow {v}$
      Chiếu xuống phương thẳng đứng ta có:
      $Mv_1=(M+m)v\cos \alpha$
      Vậy $v\cos \alpha=\frac{M}{M+m}v_1=\frac{4}{6}13,4=8,95m/s$
      Thời gian $t$ rơi tới đất của vật ghép chỉ phụ thuộc $v\cos \alpha 5t^2+8,95t-3$
      Ta chỉ lấy nghiệm dương $0,29s$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  6. longlanhuynh238

    longlanhuynh238 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/3/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Đạn bay với vận tốc $v_0$ xuyên qua những tấm ván giống nhau xếp cạnh nhau. Nếu chỉ có một tấm thì đạn xuyên qua có vận tốc $v_1=0,83v_0$. Hỏi khi có nhiều tấm thì đạn cắm vào tấm thứ mấy? Cho rằng lực cản của gỗ không phụ thuộc vào vận tốc của đạn
     
    1. Tăng Giáp
      Gọi $K_0$ là động năng của đạn khi chưa gặp ván.
      $K_0=\frac{mv_0^2}{2}$
      Phần động năng mất khi xuyên qua ván $1$ là:
      $\Delta K=\frac{m}{2}(v_0^2-v_1^2)=\frac{m}{2} v_0^2(1-0,69)=0,31K_0$
      Đó cũng là công của lực cản. Nó không phụ thuộc vào vận tốc của đạn, có nghĩa là các ván thứ $2,3.$. mỗi cái đều làm động năng giảm một lượng $\Delta K$. Đi qua 3 ván đã mất $0,93K_0$, chỉ còn $0,93K_0$, chỉ còn $0,07K_0$ nên đạn sẽ cắm vào ván thứ tư.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  7. longlanhuynh238

    longlanhuynh238 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/3/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Lực $\overrightarrow {F_1} $ tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian $0,8s$ làm vận tốc của nó thay đổi từ $0,4 m/s$ đến $0,8m/s$. Lực khác $\overrightarrow {F_2} $ tác dụng lên nó trong khoảng thời gian $2s$ làm vận tốc của nó thay đổi từ $0,8 m/s$ đến $1 m/s$ ($\overrightarrow {F_1} $ và $\overrightarrow {F_2} $ luôn cùng phương với chuyển động).
    a) Tính tỉ số $\frac{F_1}{F_2} $, biết rằng các lực này không đổi trong suốt thời gian tác dụng.
    b) Nếu lực $F_2$ tác dụng lên vật trong khoảng thời gian $1,1s$ thì vận tốc của vật thay đổi như thế nào ?
     
  8. longhuck_00

    longhuck_00 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    5/6/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Lực $\overrightarrow {F_1} $ tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian $0,8s$ làm vận tốc của nó thay đổi từ $0,4 m/s$ đến $0,8m/s$. Lực khác $\overrightarrow {F_2} $ tác dụng lên nó trong khoảng thời gian $2s$ làm vận tốc của nó thay đổi từ $0,8 m/s$ đến $1 m/s$ ($\overrightarrow {F_1} $ và $\overrightarrow {F_2} $ luôn cùng phương với chuyển động).
    a) Tính tỉ số $\frac{F_1}{F_2} $, biết rằng các lực này không đổi trong suốt thời gian tác dụng.
    b) Nếu lực $F_2$ tác dụng lên vật trong khoảng thời gian $1,1s$ thì vận tốc của vật thay đổi như thế nào ?
     
    1. Tăng Giáp
      a) $F_1=ma_1=m.\frac{0,8-0,4}{0,8}=m.0,5 $
      $F_2=ma_2=m.\frac{1-0,8}{2}=m.0,1$
      $\frac{F_1}{F_2}=5 $
      b) $\Delta v=a_2\Delta t=0,1.1,1=0,11 m/s$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  9. longcao1012pro

    longcao1012pro Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/10/15
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Một lực F truyền cho vật có khối lượng $m_1$ một gia tốc bằng $8m/s^2$, truyền cho một vật khác có khối lượng $m_2$ một gia tốc bằng $4m/s^2$. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc bằng bao nhiêu ?
     
    1. Tăng Giáp
      $F=m_1a_1\Rightarrow m_1=\frac{F}{a_1} (1)$
      $F=m_2a_2\Rightarrow m_2=\frac{F}{a_2} (2)$
      $F=(m_1+m_2)a\Rightarrow : m_1+m_2=\frac{F}{a} (3) $
      Từ $(1), (2), (3)$ ta có :
      $\frac{1}{a}=\frac{1}{a_1}+\frac{1}{a_2} $
      $a=\frac{a_1a_2}{a_1+a_2}=\frac{8.4}{8+4}=2,67 m/s^2 $
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  10. LOng Nhân

    LOng Nhân Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/10/17
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một vật có khối lượng $3$kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc $v_{o}=2$m/s thì bắt đầu chịu tác dụng của một lực $9$N cùng chiếu với $\overrightarrow{v_o}$. Hỏi vật sẽ chuyển động $10$m tiếp theo trong thời gian là bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      $a=\frac{F}{m}=\frac{9}{3}=3m/s^2 $
      $s=v_0t+\frac{at^2}{2}$
      Thay số $10=2t+\frac{3t^2}{2} $. Giải ra ta được $t=2s$ (loại nghiệm âm)
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  11. Lon3a

    Lon3a Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/11/17
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Một xe tải lậu (không lừa đảo), khối lượng $m_1=5$ tấn, kéo một xe con, khối lượng $m_2=1$ tấn, bằng một dây cáp có độ cứng $K=2.10^6$ N/m. Kể từ lúc bắt đầu chạy, hai xe chạy nhanh dần đều, sau $20$ s đi đc $200$m. Hãy tính độ giãn của dây cáp và lực kéo xe tải lậu (không lừa đảo) chuyển động. Bỏ qua ma sát của đường.
     
    1. Tăng Giáp
      Áp dụng công thức tính đường đi của hai xe
      $s=\frac{at^2}{2} $ ( không vận tốc đầu), ta tính được gia tốc chuyển động của hai xe bằng :
      $a=\frac{2s}{t^2}=\frac{2.200}{\left ( 20 \right )^2 }=1m/s^2 $.
      Xét chuyển động của xe con. Lực tác dụng lên xe cxon theo hướng chuyển động là lực đàn hồi $F_đh$ của dây cáp. Theo định luật $II$ Niu tơn:
      $F_{đh}=m_2a=1000l=1000N$.
      Mặt khác ta có $F_{đh}=k.\Delta l$, với $\Delta l$ là độ giãn của dây cáp.
      Suy ra $\Delta l=\frac{F_{đh}}{k}=\frac{1000}{2.10^6}=0,5.10^{-3}=0,5 $mm
      Xét chuyển động của xe tải lậu (không lừa đảo). Ngoài lực F kéo xe tải lậu (không lừa đảo) ( do động cơ), theo phương chuyển động, còn có lực đàn hồi $F_{đh}$ của dây cáp, lực này có hướng ngược với lực kéo; do đó hợp lực tác dụng lên xe tải lậu (không lừa đảo) bằng $F-F'_{đh}.$ Theo định luật $III$ Niu tơn hai lực $F_{đh}$ và $F'_{đh}$ có độ lớn bằng nhau; $F'_{đh}=F_{đh}=1000N$. Do đó theo định luật $III$ Niu tơn:
      $F-F'_{đh}=m_1a \rightarrow $$F=m_1a+F'_{đh}=6000N$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  12. locds1

    locds1 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    22/5/15
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một lực $\overrightarrow{F}$ không đổi truyền cho một vật có khối lượng $m_1$ một gia tốc bằng $4m/s^2$, truyền cho một vật khác có khối lượng $m_2$ một gia tốc bằng $2m/s^2$. Nếu đem ghép hai vật đó làm một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc bằng bao nhiêu?
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương của trục $Ox$ là chiều của lực $\overrightarrow{F}$. Ta có:
      $F=m_1a_1=m_2a_2 \rightarrow m_2=2m_1$
      Ngoài ra $F=m_1a_1=(m_1+m_2)a \rightarrow a=\frac{4}{3}=1,33m/s^2$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  13. loan thanh đỗ

    loan thanh đỗ Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/9/17
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Dưới tác dụng của một lực $F$, vật có khối lượng $m_1$ thu được gia tốc $a_1=1m/s^2$, vật có khối lượng $m_2$ thu được gia tốc $a_2=3m/s^2$. Tính gia tốc thu được của vật có khối lượng $m=\frac{m_1+m_2}{2}$ khi chịu tác dụng của lực $F$.
     
    1. Tăng Giáp
      Gọi $a_1,a_2$ và $a$ là gia tốc của vật có khối lượng $m_1,m_2$ và $m=\frac{m_1+m_2}{2}$
      $a_1=\frac{F}{m_1} \rightarrow m_1=\frac{F}{a_1} $; $a_2=\frac{F}{m_2} \rightarrow m_2=\frac{F}{a_2} $
      $a=\frac{F}{m}=\frac{F}{\frac{m_1+m_2}{2}}=\frac{2F}{m_1+m_2}=\frac{2F}{\frac{F}{a_1}+\frac{F}{a_2}}=\frac{2a_1a_2}{a_1+a_2}=1,5m/s^2$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  14. mai762226

    mai762226 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    2/7/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một quả bóng có khối lượng $m=300$g bay với vận tốc $72$km/h đến đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc $54$km/h. Thời gian va chạm bằng $0,14$s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng
     
    1. Tăng Giáp
      Độ lớn của gia tốc quả bóng thu được trong thời gian va chạm $a=|\frac{v_2-v_1}{\Delta t}|$. Theo đề bài $v_1=72$km/h $=2$m/s; $v_2=-54$km/h $=-15$m/s; $\Delta t=0,14s$
      Ta có $a=250m/s^2$. Lực do tường tác dụng lên bóng trong thời gian va chạm là:
      $F=ma=0,3.250=75N$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  15. Ma Tước

    Ma Tước Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    4/11/17
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một ô tô có khối lượng $m=1000$kg đang chạy với vận tốc $18$km/h thì hãm phanh.Biết lực hãm là $2000$N. Tính quãng đường xe còn chạy thêm trước khi dừng hẳn
     
    1. Tăng Giáp
      Lực tác dụng lên xe là lực hãm. Chiếu phương trình của định luật II Newtơn mà $\overrightarrow{F}=m.\overrightarrow{a}$ lên hướng chuyển động ta có $F=ma$, suy ra gia tốc chuyển động của xe ( với $F=2000N$)
      $a=\frac{F}{m}=-\frac{2000}{1000}=-2$m/s$^2$; xe chuyển động chậm dần đều.
      Quãng đường xe chạy thêm $s=\frac{v^2-v_0}{2a}$, với $v=0$
      $v_0=18$km/h$=5$m/s, suy ra $s=\frac{-(5)^2}{2.(-2)}=6,25$m.
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  16. Mai Ht

    Mai Ht Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/6/17
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng góc $\alpha $ so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát $\mu$ giữa vật và mặt phẳng nghiêng tăng tỉ lệ với khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng: $\mu =bx$. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng.
    Tính thời gian t kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động cho đến lúc dừng lại.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn hệ tọa độ xOy có gốc tại đỉnh của mặt phẳng nghiêng, Ox song song với mặt phẳng nghiêng như hình. Áp dụng định luật II Niutơn:
      $\overrightarrow{P}+\overrightarrow{P_{ms}}=m\overrightarrow{a} $ chiếu lên hai trục Ox và Oy ta có:
      $mg\sin\alpha -F_{ms}=ma-mg\cos\alpha +Q=0,$ với $F_{ms}=\mu Q.$
      Từ đó suy ra $mx''=mg\sin\alpha -bx.mg\cos\alpha $
      $\Rightarrow x''=-gb\cos\alpha (x-\frac{\tan\alpha }{b} )$
      Đặt $x_0=\frac{\tan\alpha }{b} $ ta có:
      $(x-x_0)"=-gb\cos\alpha (x-x_0)$
      Ta thấy $x=x_0$ xác định vị trí cân bằng của vật (a=0). Đổi biến số $X=x-x_0$, tức là đổi gốc tọa độ đến vị trí cân bằng $x=x_0$ hay $X=0$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
    2. Tăng Giáp
      Ta được: $X"=-gb\cos\alpha .X,$
      Hay: $X"+\omega^2X=0$, với $\omega^2=gb \cos\alpha $ như vậy chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng là một dao động điều hòa với tần số góc $\omega $, hay với chu kỳ:
      $T=\frac{2\pi}{\omega }=\frac{2\pi}{\sqrt{{gb\cos\alpha }} } $.
      Theo đề bài vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Điều đó chứng tỏ thời gian vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng đến chân mặt phẳng nghiêng là bằng nửa chu kỳ, ta có:
      $t=\frac{T}{2}=\frac{\pi}{\sqrt{{gb\cos\alpha }} }. $
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  17. Mai Nguyễn 00509

    Mai Nguyễn 00509 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    21/6/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một xe tải lậu (không lừa đảo) kéo một xe du lịch có khối lượng $2$ tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, đi được $40$m trong $20$s. Tính lực kéo của xe tải lậu (không lừa đảo) và độ giãn của dây cáp nối hai xe. Cho biết độ cứng của dây cáp là $2.10^5 N/m$. Bỏ qua ma sát.
     
    1. Tăng Giáp
      Chọn chiều dương trục $Ox$ là chiều chuyển động , gia tốc chuyển động:
      $a=\frac{2s}{t^2}=\frac{2.40}{20^2}=0,2 m/s^2$
      Lực kéo của xe tải lậu (không lừa đảo) $F=ma=2000.0,2=400N$
      Lực kéo của xe tải lậu (không lừa đảo) bằng lực đàn hồi của dây cáp tác dụng lên xe du lịch:
      $F_{đh}=F=k.\Delta l$
      Độ giãn của dây cáp:
      $\Delta l=\frac{F_{đh}}{k}=2.10^{-3}m=2 mm$
       
      Tăng Giáp, 18/11/17
  18. Mai Nguyễn 00509

    Mai Nguyễn 00509 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    21/6/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Một vật $A$ được đặt trên một mặt bàn nằm ngang. Dùng một sợi dây, một đầu buộc vào $A$ cho vòng qua ròng rọc và đầu kia của sợi dây buộc vào vật $B$ sao cho vật $B$ rơi không ma sát thẳng đứng từ trên xuống. Cho biết $m_A= 2kg$, hệ số ma sát giữa $A$ và mặt bàn là $k=0,25$; gia tốc chuyển động của hệ là $a= 4,9 m/s^2$. Hãy xác định :
    $a)$ Khối lượng $m_B$.
    $b)$ Lực căng của dây.
     
    1. Tăng Giáp
      giả sử vật A chuyển động lâij gần ròng rọc và vật B chuyển động xuống .chọn chiều chuyển động của vật là chiều dương của mỗi vật .
      do dây không dãn nên mọi vị trí trên đây đều chịu lực căng T và 2 vật đều có cùng gia tốc a
      khi đó theo định luật 2 newton ta có : $\begin{cases}T-Fms=m_{A}a \\ P_{B}-T=m_B{a} \end{cases}$
      lấy vế cộng vế ta có : $P_{B}-Fms=m_{A}a+m_{B}a$
      bạn dồn khối lượng của B về 1 vế rồi tính nha
      muốn tính lực căng T thì thay vào 1 trong 2 biểu thứ trên :kết quả mB =3kg;
       
      Tăng Giáp, 18/11/17

Chia sẻ trang này