a) Giải và biện luận phương trình sin(x) = m (1) Do sin(x) ∈ [-1; 1] nên để giải phương trình (1) ta đi biện luận theo các bước sau Bước 1: Nếu |m|>1 phương trình vô nghiệm Bước 2: Nếu |m|<1 ,ta xét 2 khả năng Khả năng 1: Nếu m được biểu diễn qua sin của góc đặc biệt ,giả sử α khi đó phương trình sẽ có dạng đặc biệt: $\sin x = \sin \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = \pi - \alpha + k2\pi\end{array} \right.\,\,\,\,\,,k \in Z$ Khả năng 2: Nếu m không biểu diễn được qua sin của góc đặc biệt khi đó đặt m = sinα. Ta có: $\sin x = \sin \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = \pi - \alpha + k2\pi\end{array} \right.\,\,\,\,\,,k \in Z$ Như vậy ta có thể kết luận phương trình có 2 họ nghiệm Đặc biệt ta cần phải nhớ được các giá trị của các cung đặc biệt như {π/6; π/4; π/2; π/3; π; 2π } vì sau khi biến đổi các bài toán thương đưa về các cung đặc biệt. Ví dụ 1: Giải phương trình sin(x) = 0,25 GiảiTa nhận thấy 0,25 không là giá trị của cung đặc biệt nào nên ta đặt 0,25 = sinα Khi đó ta có: $\sin x = \sin \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = \pi - \alpha + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\,\,,k \in Z$ Vậy phương trình có 2 họ ngiệm Ví dụ 2: Giải phương trình $\sin (3x + \frac{\pi }{4})\,\, = \,\,\frac{{\sqrt 3 }}{2}$ GiảiDo $\sin \frac{\pi }{3} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}$ nên $\begin{array}{l} \sin (3x + \frac{\pi }{4})\,\, = \,\,\frac{{\sqrt 3 }}{2} \Leftrightarrow \sin (3x + \frac{\pi }{4})\,\, = \,\,\sin \frac{\pi }{3}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\3x + \frac{\pi }{4} = \pi - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\,\,\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = - \frac{\pi }{4} + \frac{\pi }{3} + k2\pi \\3x = \pi - \frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}\\x = \frac{{5\pi }}{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,k \in Z\end{array}$ Vậy phương trình có hai họ nghiệm . b) Giải và biện luận phương trình lượng giác cos(x) = m (2) Ta cũng đi biện luận (2) theo m Bước 1: Nếu |m| > 1 phương trình vô nghiệm . Bước 2: Nếu |m| ≤ 1 ta xét 2 khả năng: Khả năng 1: Nếu m được biểu diễn qua cos của góc đặc biệt, giả sử góc α. Khi đó phương trình có dạng $\cos x = \cos \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = - \alpha + k2\pi \end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,,k \in Z$ Khả năng 2: Nếu m không biểu diễn được qua cos của góc đặc biệt khi đó đặt m = cosα. Ta có: $\cos x = \cos \alpha \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha + k2\pi \\x = - \alpha + k2\pi\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,,k \in Z$ Như vậy ta có thể kết luận phương trình có 2 họ nghiệm Ví Dụ Minh Hoạ. Ví dụ 1: Giải phương trình sau: cosx = - 0,5 GiảiDo $\cos (\pi - \frac{\pi }{3}) = \cos \frac{{2\pi }}{3} = - \frac{1}{2}$ nên $\cos x = - \frac{1}{2} \Leftrightarrow \cos x = \cos \frac{{2\pi }}{3} \Leftrightarrow x = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi \,\,\,(k \in Z)$ Vậy phương trình có 2 họ nghiệm Ví dụ 2: Giải phương trình: $3\cos (2x + \frac{\pi }{6}) = 1$ Giải$3\cos (2x + \frac{\pi }{6}) = 1 \Leftrightarrow \cos (2x + \frac{\pi }{6}) = \frac{1}{3}$ Vì $\frac{1}{3}\,\, \in \left[ {\, - \,1;\,1\,} \right]$ và 1/3 không là giá trị của cung đặc biệt nên tồn tại góc α ∈ [0; π] sao cho cosα = 1/3 Ta có: $\cos (2x + \frac{\pi }{6}) = \cos \alpha \Leftrightarrow 2x + \frac{\pi }{6} = \pm \alpha + k2\pi $ $ \Leftrightarrow 2x = - \frac{\pi }{6} \pm \alpha + k2\pi \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{{12}} \pm \frac{\alpha }{2} + k\pi \,\,\,\,\,(k \in Z)$ Vậy phương trình có hai họ nghiệm. c) Giải và biện luận phương trình lượng giác tanx = m (3) Ta cũng biện luận phương trình (3) theo các bước sau: Bước 1: Đặt điều kiện cosx ≠ 0 ↔ x ≠ π/2 + kπ, k ∈ Z Bước 2: Xét 2 khả năng Khả năng 1: Nếu m được biểu diễn qua tan của góc đặc biệt , giả sử α khi đó phương trình có dạng tan x = tan α ↔ x = α + kπ, k ∈ Z Khả năng 2: Nếu m không biểu diễn được qua tan của góc đặc biệt , khi đó đặt m = tan α ta được tan x = tan α ↔ x = α + kπ, k ∈ Z Nhận xét: Như vậy với mọi giá trị của tham số phương trình luôn có nghiệm Ví Dụ Minh Hoạ: Ví dụ 1: Giải phương trình $\tan x = \sqrt 3 $ GiảiDo $\sqrt 3 = \tan \frac{\pi }{6}$ nên ta có: $\tan x = \sqrt 3 \Leftrightarrow \tan x = \tan \frac{\pi }{6} \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k\pi ,\,k \in Z$ Vậy phương trình có 1 họ nghiệm. Ví dụ 2: Giải phương trình $\tan (\frac{\pi }{5} - x) = 2$ GiảiĐiều kiện: $\cos (\frac{\pi }{5} - x) \ne \,\,0 \Leftrightarrow \frac{\pi }{5} - x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi $ Do không thể biểu diễn được qua của góc đặc biệt nên ta đặt tan α = 2. Từ đó ta có $\tan (\frac{\pi }{5} - x)\,\, = \,\,2\,\, \Leftrightarrow \tan (\frac{\pi }{5} - x) = \tan \alpha \Leftrightarrow \frac{\pi }{5} - x = \alpha + k\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{5} - \alpha - k\pi \,\,\,\,\,(k \in Z)$ Vậy phương trình có một họ nghiệm. d) Giải và biện luận phương trình lượng giác cot(x) = m (4) Ta cũng đi biện luận theo m Bước1: Đặt điều kiện $\sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne k\pi \,\,\,\,\,k \in Z$ Bước 2: Xét 2 khả năng Khả năng 1: Nếu m được biểu diễn qua cot của góc đặc biệt , giả sử α khi đó phương trình có dạng $\cot x = \cot \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \,,\,\,k \in Z$ Khả năng 2: Nếu m không biểu diễn được qua cot của góc đặc biệt , khi đó đặt m = cot(α) ta được $\cot x = \cot \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \,\,\,\,,k \in Z$ Nhận xét: Như vậy với mọi giá trị của tham số phương trình (4) luôn có nghiệm. Ví Dụ Minh Hoạ: Ví dụ 1: Giải phương trình sau: $\cot (\frac{\pi }{4} - x) = \frac{1}{{\sqrt 3 }}$ (1) GiảiĐiều kiện $\cos (\frac{\pi }{4} - x) \ne 0 \Leftrightarrow \frac{\pi }{4} - x \ne k\pi \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} - k\pi \,\,\,\,k \in Z$ (*) Ta có: (1) $\cot (\frac{\pi }{4} - x) = \cot \frac{\pi }{3} \Leftrightarrow \frac{\pi }{4} - x = \frac{\pi }{3} + k\pi \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{{12}} - k\pi \,\,\,\,\,\,\,k \in Z$ Họ nghiệm trên thoả mãn điều kiện (*) Vậy phương trình có 1 họ nghiệm. Ví dụ 2: Giải phương trình $\cot (4x + {35^o}) = - 1$ GiảiTa nhận thấy $\cot ( - {45^o}) = - 1$ nên ta có $\cot (4x + {35^o}) = - 1\,\, \Leftrightarrow \cot (4x + {35^o}) = \cot ( - {45^o})$ $4x + {35^o} = - {45^o} + k{180^o} \Leftrightarrow 4x = - {80^o} + k{180^o}x = - {20^o} + k{45^o}\,\,\,(k \in Z)$ Vậy phương trình có 1 họ nghiệm . Lưu ý: Không được ghi hai loại đơn vị ( radian hoặc độ ) trong cùng một công thức.
Cảm ơn bạn đã góp ý và theo dõi. Các dạng toán sẽ được bổ sung và hoàn thiện trong thời gian tới. Thân ái !
Ví dụ 1: Giải phương trình sau: cosx = - 0,5 Giải Do cos(π−π3)=cos2π3=−12 nên cosx=−12⇔cosx=cos2π3⇔x=±π3+k2π(k∈Z) Vậy phương trình có 2 họ nghiệm cho em hỏi -0.5 = cos2π/3 => x=+-2π/3 +k2π đúng ko ạ