Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Các dạng toán phép quay

Thảo luận trong 'Chương 1. Phép dời hình và phép đồng dạng' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 5/12/18.

  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    16/11/14
    Bài viết:
    4,634
    Đã được thích:
    282
    Điểm thành tích:
    83
    Giới tính:
    Nam
    KIẾN THỨC CẦN NẮM
    1. Định nghĩa phép quay
    • Cho điểm $O$ và góc lượng giác $\alpha $. Phép biến hình biến $O$ thành chính nó và biến mỗi điểm $M$ khác $O$ thành điểm $M’$ sao cho $OM’=OM$ và góc lượng giác $\left( OM;OM’ \right)=\alpha $ được gọi là phép quay tâm $O$, $\alpha $ được gọi là góc quay.
    • Phép quay tâm $O$ góc quay $\alpha $ được kí hiệu là ${{Q}_{\left( O;\alpha \right)}}$.


    Các dạng toán phép quay.png

    • Nhận xét:
    + Khi $\alpha = 2k\pi $, $k \in Z$ thì ${Q_{\left( {O;\alpha } \right)}}$ là phép đồng nhất.
    + Khi $\alpha = \left( {2k + 1} \right)\pi $, $k \in Z$ thì ${Q_{\left( {O;\alpha } \right)}}$ là phép đối xứng tâm $O.$
    2. Biểu thức tọa độ của phép quay
    • Trong mặt phẳng $Oxy$, giả sử $M\left( x;y \right)$ và $M’\left( x’;y’ \right)={{Q}_{\left( O,\alpha \right)}}\left( M \right)$ thì $\left\{ \begin{array}{l}
    x’ = x\cos \alpha – y\sin \alpha \\
    y’ = x\sin \alpha + y\cos \alpha
    \end{array} \right.$
    • Trong mặt phẳng $Oxy$, giả sử $M\left( x;y \right)$, $I\left( a;b \right)$ và $M’\left( x’;y’ \right)={{Q}_{\left( I,\alpha \right)}}\left( M \right)$ thì $\left\{ \begin{array}{l}
    x’ = a + \left( {x – a} \right)\cos \alpha – \left( {y – b} \right)\sin \alpha \\
    y’ = b + \left( {x – a} \right)\sin \alpha + \left( {y – b} \right)\cos \alpha
    \end{array} \right.$
    3. Tính chất của phép quay
    • Các tính chất của phép quay:
    + Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
    + Biến một đường thẳng thành đường thẳng.
    + Biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng đoạn đã cho.
    + Biến một tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.
    + Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • Lưu ý: Giả sử phép quay tâm $I$ góc quay $\alpha $ biến đường thẳng $d$ thành đường thẳng $d’$, khi đó:
    + Nếu $0<\alpha \le \frac{\pi }{2}$ thì góc giữa hai đường thẳng $d$ và $d’$ bằng $\alpha .$
    + Nếu $\frac{\pi }{2}<\alpha <\pi $ thì góc giữa hai đường thẳng $d$ và $d’$ bằng $\pi -\alpha .$

    Các dạng toán phép quay.png
     

Chia sẻ trang này