Phần Dao động và sóng điện từ đề thi môn Vật Lí tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2015 gồm có 4 câu tương ứng với 0,8 điểm (4.0,2 = 0,8 điểm). ==> Theo tôi phần Dao động và sóng điện từ đề thi môn Vật Lí tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2015 là phần giúp học sinh gỡ điểm, chỉ cần học sinh nhớ được kiến thức căn bản và biến đổi toán học tốt là có thể làm được đúng hết phần này. Sau đây tôi xin giới thiệu 4 câu ( Nội dung đề + lời giải chi tiết ) phần Dao động và sóng điện từ đề thi môn Vật Lí tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2015: Câu 1: Một mạch dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kỳ dao đông riêng của mạch là: A. $T = \pi \sqrt {LC} $ B. $T = \sqrt {2\pi LC} $ C. $T = \sqrt {LC} $ D. $T = 2\pi \sqrt {LC} $ Đáp án: D $T = 2\pi \sqrt {LC} $ Câu 2: Sóng điện từ A. là sóng dọc và truyền được trong chân không. B. là sóng ngang và truyền được trong chân không. C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không. Đáp án: B. là sóng ngang và truyền được trong chân không. Câu 3: Ở Trường Sa, để có thể xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dung anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại: A. sóng trung B. sóng ngắn C. sóng dài D. sóng cực ngắn Đáp án: D. sóng cực ngắn Câu 4: Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với cùng cường độ dòng điện cực đại I0. Chu kỳ dao động riêng của mạch thứ nhất là T1 và của mạch thứ hai T2 = 2T1. Khi cường độ dòng điện trong hai mạch có cùng cường độ và nhỏ hơn I0 thì độ lớn điện tích trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là q1 và của mạch dao động thứ hai là q2. Tỉ số $\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}}$là: A. 2 B. 1,5 C. 0,5 D. 2,5 Giải$\left. \begin{array}{l}\frac{{{L_1}{i^2}}}{2} + \frac{{q_1^2}}{{2{C_1}}} = \frac{{{L_1}I_0^2}}{2} \to q_1^2 = {L_1}{C_1}\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\\\frac{{{L_2}{i^2}}}{2} + \frac{{q_2^2}}{{2{C_2}}} = \frac{{{L_2}I_0^2}}{2} \to q_2^2 = {L_2}{C_2}\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\end{array} \right\} \to \frac{{{q_1}}}{{{q_2}}} = \frac{{\sqrt {{L_1}{C_1}} }}{{\sqrt {{L_2}{C_2}} }} = \frac{{{T_1}}}{{{T_2}}} = 0,5$ Đáp án: C. 0,5
Phần Dao động và sóng điện từ đề thi môn Vật Lí tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2014 gồm có 4 câu tương ứng với 0,8 điểm (4.0,2 = 0,8 điểm). ==> Theo tôi phần Dao động và sóng điện từ đề thi môn Vật Lí tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2014 là phần giúp học sinh gỡ điểm, chỉ cần học sinh nhớ được kiến thức căn bản và biến đổi toán học tốt là có thể làm được đúng hết phần này. Sau đây tôi xin giới thiệu 4 câu ( Nội dung đề + lời giải chi tiết ) phần Dao động và sóng điện từ đề thi môn Vật Lí tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2015: Câu 1:Hai mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với các cường độ dòng điện tức thời trong hai mạch là i$_1$ và i$_2$ được biểu diễn như hình vẽ. Tổng điện tích của hai tụ điện trong hai mạch ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất bằng A. $\frac{4}{\pi }\mu C$ B. $\frac{3}{\pi }\mu C$ C. $\frac{5}{\pi }\mu C$ D. $\frac{{10}}{\pi }\mu C$ GiảiTừ đồ thị ta suy ra được phương trình biễu diễn dòng điện trong mỗi mạch là i$_1$ = 8.10$^{-3}$cos(2000πt – π/2)A; i$_2$ = 6.10$^{-3}$cos(2000πt + π)A; Suy ra biểu thức điện tích tương ứng là q$_1$ = $\frac{{{{8.10}^{ - 3}}}}{{2000\pi }}$ cos(2000πt – π)C; q$_2$ = $\frac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{{2000\pi }}$ cos(2000πt + π/2)C; Từ đó ta có: ${q_1} + {q_2} = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2000\pi }}$cos(2000πt + φ) -> ${\left( {{q_1} + {q_2}} \right)_{\max }} = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{200\pi }} = \frac{5}{\pi }\left( {\mu C} \right)$ Chọn C: $\frac{5}{\pi }\mu C$ Câu 2:Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3=(9L1+4L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là A. 9 mA. B. 4 mA. C. 10 mA. D. 5 mA. Giải${L_3} = 9{L_1} + 4{L_2} \to \frac{{Q_0^2}}{{CI_{03}^2}} = 9\frac{{Q_0^2}}{{CI_1^2}} + 4\frac{{Q_0^2}}{{CI_{02}^2}} \to \frac{1}{{I_3^2}} = \frac{9}{{I_1^2}} + \frac{4}{{I_2^2}} \to {I_3} = 4mA$ Đáp án: B. 4 mA. Câu 3:Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q$_0$ và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là A. $T = \frac{{4\pi {Q_0}}}{{{I_0}}}$ B. $T = \frac{{\pi {Q_0}}}{{2{I_0}}}$ C. $T = \frac{{2\pi {Q_0}}}{{{I_0}}}$ D. $T = \frac{{3\pi {Q_0}}}{{{I_0}}}$ Đáp án C: $T = \frac{{2\pi {Q_0}}}{{{I_0}}}$ Câu 4:Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian A.luôn ngược pha nhau. B. luôn cùng pha nhau C. với cùng biên độ. D. với cùng tần số Đáp án: D. với cùng tần số