Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Giải phương trình lượng giác bằng cách đặt ẩn phụ

Thảo luận trong 'Ôn tập' bắt đầu bởi moon, 5/12/18.

  1. moon

    moon Thành viên cấp 2 Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    2/10/14
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Phương pháp đặt ẩn phụ giải phương trình lượng giác: Để giải một phương trình lượng giác bằng phương pháp đặt ẩn phụ, ta sử dụng $2$ kỹ thuật đặt ẩn phụ thường gặp sau:
    + Chọn góc để đặt ẩn phụ, đưa phương trình lượng giác đã cho về một phương trình lượng giác đơn giản hơn (phương trình lượng giác cơ bản, phương trình lượng giác thường gặp, …).
    + Chọn biểu thức lượng giác để đặt ẩn phụ, đưa phương trình lượng giác đã cho về phương trình (hoặc hệ phương trình) đại số.


    1. Chọn góc để đặt ẩn phụ
    Ví dụ 1
    . Giải các phương trình lượng giác sau:
    a. $\sin \left( {\frac{{3\pi }}{{10}} – \frac{x}{2}} \right)$ $ = \frac{1}{2}\sin \left( {\frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2}} \right).$
    b. $\cos x – 2\sin \left( {\frac{{3\pi }}{2} – \frac{x}{2}} \right) = 3.$
    c. $\sin \left( {3x – \frac{\pi }{4}} \right)$ $ = \sin 2x.\sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right).$
    d. $\sin \left( {\frac{{5x}}{2} – \frac{\pi }{4}} \right) – \cos \left( {\frac{x}{2} – \frac{\pi }{4}} \right)$ $ = \sqrt 2 \cos \frac{{3x}}{2}.$

    a. Nhận xét: Nhìn vào phương trình này ta nghĩ ngay đến việc dùng công thức biến đổi $sin$ của một tổng … nhưng đừng vội làm như thế, ta xem mối quan hệ giữa hai cung $\left( {\frac{{3\pi }}{{10}} – \frac{x}{2}} \right)$ và $\left( {\frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2}} \right)$ có quan hệ với nhau như thế nào?
    Thật vậy, nếu ta đặt $t = \frac{{3\pi }}{{10}} – \frac{x}{2}$ $ \Rightarrow 3t = \frac{{9\pi }}{{10}} – \frac{{3x}}{2}$ $ = \pi – \left( {\frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2}} \right)$ thì khi đó sử dụng công thức góc nhân ba là biến đổi dễ dàng.
    Đặt $t = \frac{{3\pi }}{{10}} – \frac{x}{2}$ $ \Rightarrow \frac{\pi }{{10}} + \frac{{3x}}{2} = \pi – 3t.$
    $PT \Leftrightarrow \sin t = \frac{1}{2}\sin \left( {\pi – 3t} \right)$ $ \Leftrightarrow \sin t = \frac{1}{2}\sin 3t$
    $ \Leftrightarrow \sin t = \frac{1}{2}\left( {3\sin t – 4{{\sin }^3}t} \right)$ $ \Leftrightarrow \sin t\left( {1 – 4{{\sin }^2}t} \right) = 0$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin t = 0\\
    \sin t = \frac{1}{2}\\
    \sin t = – \frac{1}{2}
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = k\pi \\
    t = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
    t = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi \\
    t = \frac{{ – \pi }}{6} + k2\pi \\
    t = \frac{{7\pi }}{6} + k2\pi
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
    Thay $x = \frac{{3\pi }}{5} – 2t$, suy ra phương trình đã cho có nghiệm: $x = \frac{{3\pi }}{5} – k2\pi $, $x = \frac{{4\pi }}{{15}} – k4\pi $, $x = \frac{{ – 16\pi }}{{15}} – k4\pi $, $x = \frac{{14\pi }}{{15}} – k4\pi $, $x = \frac{{ – 26\pi }}{{15}} – k4\pi $ $\left( {k \in Z} \right).$
    b. Đặt $t = \frac{{3\pi }}{2} – \frac{x}{2}$ $ \Rightarrow x = 3\pi – 2t.$
    $PT \Leftrightarrow \cos \left( {3\pi – 2t} \right)$ $ – 2\sin t = 3$ $ \Leftrightarrow – \cos 2t – 2\sin t = 3$
    $ \Leftrightarrow 2{\sin ^2}t – 1 – 2\sin t = 3$ $ \Leftrightarrow {\sin ^2}t – \sin t – 2 = 0$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin t = – 1\\
    \sin t = 2 (loại)
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow t = \frac{{ – \pi }}{2} + k2\pi $ $\left( {k \in Z} \right).$
    Thay $x = 3\pi – 2t$, suy ra phương trình đã cho có nghiệm: $x = 4\pi + k4\pi $ $\left( {k \in Z} \right)$, hay có thể viết gọn $x = l4\pi $ $\left( {l \in Z} \right).$
    c. Đặt $t = x + \frac{\pi }{4}$ $ \Rightarrow x = t – \frac{\pi }{4}$ $ \Rightarrow 3x – \frac{\pi }{4} = 3t – \pi .$
    $PT \Leftrightarrow \sin \left( {3t – \pi } \right)$ $ = \sin \left( {2t – \frac{\pi }{2}} \right).\sin t$ $ \Leftrightarrow – \sin 3t = – \cos 2t.\sin t$
    $ \Leftrightarrow \sin 3t = \frac{1}{2}\sin 3t + \frac{1}{2}\sin \left( { – t} \right)$ $ \Leftrightarrow \sin 3t = \sin \left( { – t} \right)$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    3t = – t + k2\pi \\
    3t = \pi + t + k2\pi
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = k\frac{\pi }{2}\\
    t = \frac{\pi }{2} + k\pi
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow t = k\frac{\pi }{2}\left( {k \in Z} \right).$
    Thay $x = t – \frac{\pi }{4}$, suy ra phương trình đã cho có nghiệm: $x = \frac{{ – \pi }}{4} + k\frac{\pi }{2}$ $\left( {k \in Z} \right).$
    d. Đặt $t = \frac{x}{2} – \frac{\pi }{4}$ $ \Rightarrow x = 2t + \frac{\pi }{2}$ $ \Rightarrow \frac{{3x}}{2} = 3t + \frac{{3\pi }}{4}$, $\frac{{5x}}{2} – \frac{\pi }{4} = 5t + \pi .$
    $PT \Leftrightarrow \sin \left( {5t + \pi } \right) – \cos t$ $ = \sqrt 2 \cos \left( {3t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)$ $ \Leftrightarrow \sin 5t + \cos t$ $ = \cos 3t + \sin 3t$
    $ \Leftrightarrow \sin 5t – \sin 3t$ $ = \cos 3t – \cos t$ $ \Leftrightarrow 2\cos 4t\sin t$ $ = – 2\sin 2t\sin t$
    $ \Leftrightarrow \cos 4t\sin t + \sin 2t\sin t = 0$ $ \Leftrightarrow \sin t\left( {\cos 4t + \sin 2t} \right) = 0$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin t = 0\\
    \cos 4t + \sin 2t = 0
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin t = 0\\
    \sin \left( {\frac{\pi }{2} – 4t} \right) – \sin \left( { – 2t} \right) = 0
    \end{array} \right.$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin t = 0\\
    \sin \left( {\frac{\pi }{2} – 4t} \right) = \sin \left( { – 2t} \right)
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = k\pi \\
    t = \frac{\pi }{4} – k\pi \\
    t = \frac{{ – \pi }}{{12}} – k\frac{\pi }{3}
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
    Thay $x = 2t + \frac{\pi }{2}$, suy ra phương trình đã cho có nghiệm: $\left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\
    x = \pi – k2\pi \\
    x = \frac{\pi }{3} – k\frac{{2\pi }}{3}
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$

    Ví dụ 2. Giải các phương trình lượng giác sau:
    a. $8{\cos ^3}\left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = \cos 3x.$
    b. ${\tan ^3}\left( {x – \frac{\pi }{4}} \right) = \tan x – 1.$

    a. Đặt $t = x + \frac{\pi }{3}$ $ \Rightarrow x = t – \frac{\pi }{3}$ $ \Rightarrow 3x = 3t – \pi .$
    $PT \Leftrightarrow 8{\cos ^3}t = \cos \left( {3t – \pi } \right)$ $ \Leftrightarrow 8{\cos ^3}t = – \cos 3t$
    $ \Leftrightarrow 8{\cos ^3}t = 3\cos t – 4{\cos ^3}t$ $ \Leftrightarrow \cos t\left( {12{{\cos }^2}t – 3} \right) = 0$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \cos t = 0\\
    \cos t = \frac{1}{2}\\
    \cos t = \frac{{ – 1}}{2}
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = \frac{\pi }{2} + k\pi \\
    t = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
    t = \frac{{ – \pi }}{3} + k2\pi \\
    t = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \\
    t = \frac{{ – 2\pi }}{3} + k2\pi
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = \frac{\pi }{2} + k\pi \\
    t = \frac{\pi }{3} + k\pi \\
    t = \frac{{2\pi }}{3} + k\pi
    \end{array} \right.$ $(k∈Z).$
    Thay $x = t – \frac{\pi }{3}$, suy ra phương trình đã cho có nghiệm: $\left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{\pi }{6} + k\pi \\
    x = k\pi \\
    x = \frac{\pi }{3} + k\pi
    \end{array} \right.$ $(k∈Z).$
    b. Điều kiện: $\left\{ \begin{array}{l}
    \cos \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right) \ne 0\\
    \cos x \ne 0
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x \ne \frac{{3\pi }}{4} + k\pi \\
    x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
    Đặt $t = x – \frac{\pi }{4}$ $ \Rightarrow x = t + \frac{\pi }{4}.$
    $PT \Leftrightarrow {\tan ^3}t$ $ = \tan \left( {t + \frac{\pi }{4}} \right) – 1$ $ \Leftrightarrow {\tan ^3}t = \frac{{\tan t + 1}}{{1 – \tan t}} – 1$
    $ \Leftrightarrow {\tan ^3}t = \frac{{2\tan t}}{{1 – \tan t}}$ $ \Leftrightarrow {\tan ^3}t\left( {1 – \tan t} \right) – 2\tan t = 0$
    $ \Leftrightarrow \tan t\left( {{{\tan }^2}t – {{\tan }^3}t – 2} \right) = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \tan t = 0\\
    \tan t = – 1
    \end{array} \right.$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    t = k\pi \\
    t = \frac{{ – \pi }}{4} + k\pi
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
    Thay $x = t + \frac{\pi }{4}$, suy ra phương trình đã cho có nghiệm $\left[ \begin{array}{l}
    x = k\pi \\
    x = \frac{\pi }{4} + k\pi
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
     

Chia sẻ trang này