Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Năng lượng con lắc đơn

Thảo luận trong 'Bài 3: Con lắc đơn' bắt đầu bởi Vật Lí, 8/9/16.

  1. Vật Lí

    Vật Lí Guest

    9-7-2016 10-47-28 AM.png
    2.jpg

    Câu 1[TG]: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là 4 s. Động năng của con lắc đơn biến thiên tuần hoàn với chu kì là bao nhiêu?
    A. 2 s.
    B. 4 s.
    C. 3 s.
    D. 1 s.
    Vì chu kì dao động con lắc đơn T = 4 s → T$_đ$ = 2 s.
    Chọn: A.

    Câu 2[TG]: Một con lắc đơn dao động điều hòa với tần số 0,5 Hz. Thế năng của con lắc đơn biến thiên tuần hoàn với chu kì là bao nhiêu?
    A. 0,25 s.
    B. 4 s.
    C. 1 s.
    D. 0,5 s.
    $f = 0,5\left( {Hz} \right) \to T = {1 \over {0,5}} = 2\left( {Hz} \right) \to T' = {T \over 2} = 1\left( s \right)$

    Câu 3[TG]: Hãy tìm khoảng thời gian liên tiếp giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng của một con lắc đơn dao động điều hòa. Biết rằng con lắc đơn đó dao động với phương trình là α = α$_0$cos(10πt + π/4) rad.
    A. 0,1 s.
    B. 0,4 s.
    C. 10π s.
    D. 0,05 s.
    $\omega = 10\pi \left( {{{rad} \over s}} \right) \to T = {{2\pi } \over {10\pi }} = {1 \over 5}\left( s \right) \to t = {T \over 4} = {1 \over {20}}\left( s \right)$

    Câu 4[TG]: Con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình s = 4cos(4πt + π/12) cm. Cơ năng con lắc biến thiên với chu kì
    A. 0,5 s.
    B. 0,25 s.
    C. không đổi.
    D. Đáp án khác.
    Cơ năng con lắc đơn dao động điều hòa là một đại lượng không thay đổi
    Chọn: D.

    Câu 5[TG]: Một con ℓắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ T. Thời gian để động năng và thế năng bằng nhau ℓiên tiếp ℓà 0,5s. Tính chiều dài con ℓắc đơn, lấy g = π$^2$.
    A. 10cm
    B. 20cm
    C. 50cm
    D. 100cm
    ${T \over 4} = 0,5\left( s \right) \to T = 2\left( s \right)\buildrel {T = 2\pi \sqrt {{\ell \over g}} } \over
    \longrightarrow \ell = {\left( {{T \over {2\pi }}} \right)^2}.g = 1\left( m \right) = 100\left( {cm} \right)$

    Câu 6[TG]: Một quả nặng 0,1kg, treo vào sợi dây dài 1m, kéo con ℓắc ℓệch khỏi vị trí cân bằng góc α = 0,1 rad rồi buông tay không vận tốc đầu. Tính cơ năng của con ℓắc? Biết g = 10m/s$^2$.
    A. 5J
    B. 50mJ
    C. 5mJ
    D. 0,5J
    $\left. \matrix{
    \alpha = 0,1\left( {rad} \right) \hfill \cr
    v = 0 \hfill \cr} \right\} \to {\alpha _0} = \alpha = 0,1\left( {rad} \right)\buildrel {{\rm{W}} = {1 \over 2}mg\ell .\alpha _0^2} \over
    \longrightarrow {\rm{W}} = {1 \over 2}.0,1.10.1.0,{1^2} = {5.10^{ - 3}}\left( J \right)$

    Câu 7[TG]: Một quả nặng 0,1kg, treo vào sợi dây dài 1m, kéo con ℓắc ℓệch khỏi vị trí cân bằng góc α$_0$ = 0,1 rad rồi buông tay không vận tốc đầu. Tính động năng của con ℓắc tại vị trí α = 0,05 rad? Biết g = 10m/s$^2$.
    A. 37,5mJ
    B. 3,75J
    C. 37,5J
    D. 3,75mJ
    $W = {W_d} + {W_t} \leftrightarrow {1 \over 2}mg\ell .\alpha _0^2 = {1 \over 2}mg\ell .{\alpha ^2} + {W_d} \to {W_d} = {1 \over 2}mg\ell .\alpha _0^2 - {1 \over 2}mg\ell .{\alpha ^2} = 3,{75.10^{ - 3}}\left( J \right)$

    Câu 8[TG]: Hai con ℓắc đơn có cùng vật nặng, chiều dài dây ℓần ℓượt ℓà ℓ$_1$ = 81cm; ℓ$_2$ = 64cm dao động với biên độ góc nhỏ tại cùng một nơi với cùng năng ℓượng dao động với biên độ con ℓắc thứ nhất ℓà α = 5$^0$, biên độ con ℓắc thứ hai ℓà
    A. 5,625$^0$
    B. 4,445$^0$
    C. 6,328$^0$
    D. 2,52$^0$
    ${{{W_1}} \over {{W_2}}} = 1 \leftrightarrow {{{1 \over 2}mg{\ell _1}.\alpha _{01}^2} \over {{1 \over 2}mg{\ell _2}.\alpha _{02}^2}} = 1 \leftrightarrow {\alpha _{01}} = {\alpha _{02}}.\sqrt {{{{\ell _1}} \over {{\ell _2}}}} = 5,{625^0}$

    Câu 9[TG]: Một con ℓắc đơn có dây dài 100cm vật nặng có khối ℓượng 1000g, dao động với biên độ α = 0,1rad, tại nơi có gia tốc g = 10m/s$^2$. Cơ năng toàn phần của con ℓắc ℓà
    A. 0,1J
    B. 0,5J
    C. 0,01J
    D. 0,05J
    ${\rm{W}} = {1 \over 2}mg\ell .\alpha _0^2 = 0,05\left( J \right)$

    Câu 10[TG]: Con ℓắc đơn có chiều dài ℓ = 98cm, khối ℓượng vật nặng ℓà m = 90g dao động với biên độ góc α$_0$ = 6$^0$ tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s$^2$. Cơ năng dao động điều hoà của con ℓắc có giá trị bằng
    A. W = 0,09 J
    B. W = 1,58J
    C. W = 1,62 J
    D. W = 4,8 mJ
    ${\rm{W}} = {1 \over 2}mg\ell .\alpha _0^2 = {1 \over 2}.0,09.9,8.{6 \over {180}}.\pi = 4,{8.10^{ - 3}}\left( J \right)$
     
    Last edited by a moderator: 29/9/17

Chia sẻ trang này