Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Phương trình lượng giác cơ bản

Thảo luận trong 'Ôn tập' bắt đầu bởi moon, 5/12/18.

  1. moon

    moon Thành viên cấp 2 Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    2/10/14
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Giải và biện luận phương trình lượng giác $\sin x = m$
    Do $\sin x \in \left[ { – 1;1} \right]$ nên để giải phương trình $\sin x = m$ ta đi biện luận theo các bước sau:
    Bước 1: Nếu $|m| > 1$ thì phương trình vô nghiệm.
    Bước 2: Nếu $|m| ≤ 1$, ta xét 2 khả năng:
    + Khả năng 1: Nếu $m$ được biểu diễn qua $sin$ của góc đặc biệt, giả sử $\alpha $, khi đó phương trình sẽ có dạng: $\sin x = \sin \alpha $ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = \alpha + k2\pi \\
    x = \pi – \alpha + k2\pi
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
    + Khả năng 2: Nếu $m$ không biểu diễn được qua $sin$ của góc đặc biệt, khi đó đặt $m = \sin \alpha $. Ta có: $\sin x = \sin \alpha $ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = \alpha + k2\pi \\
    x = \pi – \alpha + k2\pi
    \end{array} \right.$ $\left( {k \in Z} \right).$
    Chú ý: Nếu $α$ thỏa mãn $\left\{ \begin{array}{l}
    – \frac{\pi }{2} \le \alpha \le \frac{\pi }{2}\\
    \sin \alpha = m
    \end{array} \right.$ thì ta viết $\alpha = \arcsin m.$
    Các trường hợp đặc biệt:
    1. $\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi .$
    2. $\sin x = – 1 \Leftrightarrow x = – \frac{\pi }{2} + k2\pi .$
    3. $\sin x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi .$


    Ví dụ 1: Giải phương trình: $\sin (3x + \frac{\pi }{4}) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}.$

    Do $\sin \frac{\pi }{3} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}$ nên: $\sin (3x + \frac{\pi }{4}) = \frac{{\sqrt 3 }}{2}$ $ \Leftrightarrow \sin (3x + \frac{\pi }{4}) = \sin \frac{\pi }{3}$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    3x + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
    3x + \frac{\pi }{4} = \pi – \frac{\pi }{3} + k2\pi
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    3x = – \frac{\pi }{4} + \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
    3x = \pi – \frac{\pi }{3} – \frac{\pi }{4} + k2\pi
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{\pi }{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}\\
    x = \frac{{5\pi }}{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}
    \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).$
    Vậy phương trình có hai họ nghiệm $\left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{\pi }{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}\\
    x = \frac{{5\pi }}{{24}} + k\frac{{2\pi }}{3}
    \end{array} \right. (k \in Z).$

    Ví dụ 2: Giải phương trình $\sin x = \frac{1}{4}.$

    Ta nhận thấy $\frac{1}{4}$ không là giá trị của cung đặc biệt nào.
    Ta có: $\sin x = \frac{1}{4}$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi \\
    x = \pi – \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi
    \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).$
    Vậy phương trình có 2 họ ngiệm $\left[ \begin{array}{l}
    x = \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi \\
    x = \pi – \arcsin \frac{1}{4} + k2\pi
    \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).$
     

Chia sẻ trang này