Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Sử dụng công thức biến đổi tổng thành tích và công thức biến đổi tích thành tổng

Thảo luận trong 'Ôn tập' bắt đầu bởi moon, 5/12/18.

  1. moon

    moon Thành viên cấp 2 Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    2/10/14
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Khi giải phương trình lượng giác mà gặp dạng tổng (hoặc hiệu) của $sin$ (hoặc $cos$) với nhiều cung khác nhau ta cần để ý đến các cung có tổng (hiệu) các góc bằng nhau để áp dụng công thức tổng sang tích.

    Ví dụ 2. Giải các phương trình lượng giác sau:
    a. $\sin x + \sin 2x + \sin 3x$ $ + \sin 4x + \sin 5x + \sin 6x = 0.$
    b. $\cos 3x{\cos ^3}x – \sin 3x{\sin ^3}x$ $ = \frac{{2 – 3\sqrt 2 }}{8}.$
    c. $1 + \sin x + \cos 3x$ $ = \cos x + \sin 2x + \cos 2x.$
    d. ${\cos ^3}x + {\sin ^3}x$ $ = \sin 2x + \sin x + \cos x.$

    a. Nhận xét: Bài toán có các cung khác nhau biểu diễn dưới dạng tổng (hiệu) của các hàm số $sin$ (hàm số $cos$) ta nên ghép các số hạng này thành cặp sao cho tổng (hiệu) các cung của chúng bằng nhau, cụ thể trong trường hợp này ta để ý: $x + 6x$ $ = 2x + 5x$ $ = 3x + 4x.$ Tại sao lại cần phải ghép như vậy? Lý do là chúng ta cần xuất hiện thừa số chung để nhóm ra ngoài, đưa bài toán về dạng tích.
    $PT \Leftrightarrow \left( {\sin 6x + \sin x} \right)$ $ + \left( {\sin 5x + \sin 2x} \right) + \left( {\sin 4x + \sin 3x} \right) = 0$
    $ \Leftrightarrow 2\sin \frac{{7x}}{2}\left( {\cos \frac{{5x}}{2} + \cos \frac{x}{2} + \cos \frac{{3x}}{2}} \right) = 0$ $ \Leftrightarrow 4\sin \frac{{7x}}{2}\cos \frac{{3x}}{2}\left( {2\cos x + 1} \right) = 0.$
    Vậy phương trình có nghiệm $x = \frac{{k2\pi }}{7}$, $x = \frac{\pi }{3} + \frac{{k2\pi }}{3}$, $x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi $ $\left( {k \in Z} \right).$
    b. Ta có thể giải phương trình này bằng cách sử dụng công thức nhân ba của $sin$ và $cos$ nhưng lời giải sẽ phức tạp hơn. Chính vì thế mà ta khéo léo phân tích để áp dụng công thức tích sang tổng.
    $PT \Leftrightarrow \frac{1}{2}\left( {\cos 4x + \cos 2x} \right){\cos ^2}x$ $ + \frac{1}{2}\left( {\cos 4x – \cos 2x} \right){\sin ^2}x$ $ = \frac{{2 – 3\sqrt 2 }}{8}$
    $ \Leftrightarrow \cos 4x\left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right)$ $ + \cos 2x\left( {{{\cos }^2}x – {{\sin }^2}x} \right)$ $ = \frac{{2 – 3\sqrt 2 }}{4}$ $ \Leftrightarrow \cos 4x + {\cos ^2}2x = \frac{{2 – 3\sqrt 2 }}{4}$
    $ \Leftrightarrow \cos 4x = – \frac{{\sqrt 2 }}{2}$ $ \Leftrightarrow x = \pm \frac{{3\pi }}{{16}} + k\frac{\pi }{2}$ $(k ∈ Z).$
    c. $PT \Leftrightarrow 1 – \cos 2x + \sin x$ $ – \sin 2x + \cos 3x – \cos x = 0$
    $ \Leftrightarrow 2{\sin ^2}x + \sin x$ $ – 2\sin x\cos x – 2\sin 2x\sin x = 0$
    $ \Leftrightarrow \sin x\left( {2\sin x – 2\cos x – 2\sin 2x + 1} \right) = 0$
    $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin x = 0\\
    2\left( {\sin x – \cos x} \right) – 4\sin x\cos x + 1 = 0
    \end{array} \right.$
    Đáp số: $x = k\pi $, $x = \pm \frac{\pi }{3} + k2\pi $, $x = – \frac{\pi }{6} + k2\pi $, $x = \frac{{7\pi }}{6} + k2\pi $ $(k ∈ Z).$
    d. $PT \Leftrightarrow 2\sin x\cos x + \sin x$ $ – {\sin ^3}x + \cos x – {\cos ^3}x = 0$
    $ \Leftrightarrow 2\sin x\cos x + \sin x{\cos ^2}x$ $ + \cos x{\sin ^2}x = 0$ $ \Leftrightarrow \sin x\cos x\left( {2 + \sin x + \cos x} \right) = 0.$
    Đáp số: $x = k\frac{\pi }{2}$ $(k ∈ Z).$

    Ví dụ 3. Giải các phương trình lượng giác sau:
    a. $\sin 2x\sin 5x = \sin 3x\sin 4x.$
    b. ${\cos ^4}x + {\sin ^4}x$ $ + \cos \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)\sin \left( {3x – \frac{\pi }{4}} \right)$ $ – \frac{3}{2} = 0.$
    c. $\sqrt 3 \cos 5x – 2\sin 3x\cos 2x – \sin x = 0.$
    d. $\sin x + \cos x\sin 2x + \sqrt 3 \cos 3x$ $ = 2\left( {\cos 4x + {{\sin }^3}x} \right).$

    a. $PT \Leftrightarrow \frac{1}{2}\left( {\cos 7x – \cos 3x} \right)$ $ = \frac{1}{2}\left( {\cos 7x – \cos x} \right)$ $ \Leftrightarrow \cos 3x = \cos x$ $ \Leftrightarrow 3x = \pm x + k2\pi $ $ \Leftrightarrow x = k\frac{\pi }{2}$ $(k ∈ Z).$
    b. $PT \Leftrightarrow 1 – \frac{1}{2}{\sin ^2}2x$ $ + \frac{1}{2}\left( {\sin \left( {4x – \frac{\pi }{2}} \right) + \sin 2x} \right)$ $ – \frac{3}{2} = 0$
    $ \Leftrightarrow {\sin ^2}2x + \sin 2x – 2 = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    \sin 2x = 1\\
    \sin 2x = – 2\left( {loại} \right)
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi $ $\left( {k \in Z} \right).$
    c. Nhận xét: Từ sự xuất hiện các cung $5x,3x,2x,x$ và $3x + 2x = 5x$ ta nghĩ ngay đến việc áp dụng công thức tích sang tổng để đưa về cung $5x$. Còn cung $x$ thì xử lý thế nào, ta quan sát lời giải sau:
    $PT \Leftrightarrow \sqrt 3 \cos 5x – \sin 5x$ $ – \sin x – \sin x = 0$ $ \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos 5x – \frac{1}{2}\sin 5x = \sin x$
    $ \Leftrightarrow \sin \left( {\frac{\pi }{3} – 5x} \right) = \sin x$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = \frac{\pi }{{12}} – k\frac{\pi }{3}\\
    x = – \frac{\pi }{6} – k\frac{\pi }{2}
    \end{array} \right.$ $(k ∈ Z).$
    Vậy phương trình có nghiệm: $x = \frac{\pi }{{12}} – k\frac{\pi }{3}$, $x = – \frac{\pi }{6} – k\frac{\pi }{2}$ $\left( {k \in Z} \right).$
    Chú ý: Đối với dạng phương trình $a\sin x + b\cos x$ $ = a’\sin kx + b’\cos kx$, $k \ne 0,1$ ta coi như $2$ vế của phương trình là $2$ phương trình bậc nhất với $sin$ và $cos$, do đó ta có cách làm tương tự.
    d. $PT \Leftrightarrow \sin x\left( {1 – 2{{\sin }^2}x} \right)$ $ + \cos x\sin 2x + \sqrt 3 \cos 3x$ $ = 2\cos 4x$
    $ \Leftrightarrow \sin 3x + \sqrt 3 \cos 3x = 2\cos 4x$ $ \Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin 3x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos 3x = \cos 4x$
    $ \Leftrightarrow \cos 4x = \cos \left( {3x – \frac{\pi }{6}} \right)$ $ \Leftrightarrow 4x = \pm \left( {3x – \frac{\pi }{6}} \right) + k2\pi $ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    x = – \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
    x = \frac{\pi }{{42}} + k\frac{{2\pi }}{7}
    \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right).$
     

Chia sẻ trang này