Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Tìm tập xác định của hàm số lượng giác

Thảo luận trong 'Ôn tập' bắt đầu bởi moon, 5/12/18.

  1. moon

    moon Thành viên cấp 2 Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    2/10/14
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    PHƯƠNG PHÁP: Để tìm tìm tập xác định của hàm số lượng giác, ta sử dụng một trong các cách sau:
    Cách 1: Tìm tập $D$ của $x$ để $f\left( x \right)$ có nghĩa, tức là tìm ${\rm{D}} = \left\{ {x \in R\left| {f\left( x \right) \in R} \right.} \right\}.$
    Cách 2: Tìm tập $E$ của $x$ để $f\left( x \right)$ không có nghĩa, khi đó tập xác định của hàm số là ${\rm{D}} = R\backslash E.$


    CHÚ Ý:
    A. Với hàm số $f\left( x \right)$ cho bởi biểu thức đại số thì ta có:
    1. $f\left( x \right) = \frac{{{f_1}\left( x \right)}}{{{f_2}\left( x \right)}}$, điều kiện: ${f_1}\left( x \right)$ có nghĩa, ${f_2}\left( x \right)$ có nghĩa và ${f_2}\left( x \right) \ne 0$.
    2. $f\left( x \right) = \sqrt[{2m}]{{{f_1}\left( x \right)}},\left( {m \in N} \right)$, điều kiện: ${f_1}\left( x \right)$ có nghĩa và ${f_1}\left( x \right) \ge 0.$
    3. $f\left( x \right) = \frac{{{f_1}\left( x \right)}}{{\sqrt[{2m}]{{{f_2}\left( x \right)}}}},\left( {m \in N} \right)$, điều kiện: ${f_1}\left( x \right), {f_2}\left( x \right)$ có nghĩa và ${f_2}\left( x \right) > 0.$
    B. Hàm số $y = \sin x;y = \cos x$ xác định trên $R$, như vậy:
    1. $y = \sin \left[ {u\left( x \right)} \right]$; $y = \cos \left[ {u\left( x \right)} \right]$ xác định khi và chỉ khi $u\left( x \right)$ xác định.
    2. $y = \tan \left[ {u\left( x \right)} \right]$ có nghĩa khi và chỉ khi $u\left( x \right)$ xác định và $u\left( x \right) \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ;k \in Z.$
    3. $y = \cot \left[ {u\left( x \right)} \right]$ có nghĩa khi và chỉ khi $u\left( x \right)$ xác định và $u\left( x \right) \ne + k\pi ;k \in Z.$

    Ở phần này chúng ta chỉ cần nhớ kĩ điều kiện xác định của các hàm số cơ bản như sau:
    1. Hàm số $y = \sin x$ và $y = \cos x$ xác định trên $R.$
    2. Hàm số $y = \tan x$ xác định trên $R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi \left| {k \in Z} \right.} \right\}.$
    3. Hàm số $y = \cot x$ xác định trên $R\backslash \left\{ {k\pi \left| {k \in Z} \right.} \right\}.$

    Ví dụ 1: Tìm tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{2\cos x – 1}}.$

    Hàm số đã cho xác định khi $2\cos x – 1 \ne 0$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    \cos x \ne \cos \frac{\pi }{3}\\
    \cos x \ne \cos \frac{{5\pi }}{3}
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x \ne \frac{\pi }{3} + k2\pi \\
    x \ne \frac{{5\pi }}{3} + k2\pi
    \end{array} \right.$ $k \in Z.$

    Ví dụ 2: Tìm tập xác định của hàm số $y = \frac{{\cot x}}{{\sin x – 1}}.$

    Hàm số đã cho xác định khi:
    + $\cot x$ xác định $ \Leftrightarrow \sin x \ne 0.$
    + $\sin x – 1 \ne 0$
    $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    \sin x \ne 0\\
    \sin x \ne 1
    \end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x \ne k\pi \\
    x \ne \frac{\pi }{2} + k2\pi
    \end{array} \right.$ $(k \in Z).$

    Ví dụ 3: Tìm tập xác định của hàm số $y = 2016{\tan ^{2017}}2x.$

    Ta có $y = 2016{\tan ^{2017}}2x$ $ = 2016.{\left( {\tan 2x} \right)^{2017}}.$
    2017 là một số nguyên dương, do vậy hàm số đã cho xác định khi $\tan 2x$ xác định $ \Leftrightarrow 2x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,\,k \in Z$ $ \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},\,k \in Z.$
     

Chia sẻ trang này