Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một hàm số

Thảo luận trong 'Bài 3. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số' bắt đầu bởi Doremon, 5/12/14.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    29/9/14
    Bài viết:
    1,299
    Đã được thích:
    210
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    A. Tóm tắt lý thuyết

    Để tìm giá trị lớn nhất (GTLN), giá trị nhỏ nhất (GTNN) của một hàm số, ta có hai quy tắc sau đây:
    1. Quy tắc 1 (Sử dụng định nghĩa)
    Giả sử f xác định trên D ∈ R. Ta có
    $M = \mathop {\max }\limits_{x \in D} f\left( x \right) \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) \le M\;\forall x \in D\\\exists {x_0} \in D:\;f\left( {{x_0}} \right) = M\end{array} \right.;\,\,$
    $m = \mathop {\min }\limits_{x \in D} f\left( x \right) \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) \ge m\;\forall x \in D\\\exists {x_0} \in D:\;f\left( {{x_0}} \right) = m\end{array} \right.$

    2. Quy tắc 2 (Quy tắc tìm GTLN, GTNN của hàm số trên một đoạn):
    Để tìm giá GTLN, GTNN của hàm số f xác định trên đoạn [a; b], ta làm như sau:
    • B1 Tìm các điểm ${x_1}$, ${x_2}$, …, ${x_m}$ thuộc khoảng (a;b) mà tại đó hàm số f có đạo hàm bằng 0 hoặc không có đạo hàm.
    • B2 Tính f(x$_1$), f(x$_2$), f(x$_3$),….,f(x$_m$), f(x$_a$), f(x$_b
    • B3 So sánh các giá trị tìm được ở bước 2. Số lớn nhất trong các giá trị đó chính là GTLN của f trên đoạn [a; b]; số nhỏ nhất trong các giá trị đó chính là GTNN của f trên đoạn [a; b].
    $\mathop {\max }\limits_{x \in \left[ {a;b} \right]} f\left( x \right) = \max \left\{ {f\left( {{x_1}} \right),\;f\left( {{x_2}} \right),\; \ldots ,\;f\left( {{x_m}} \right),\;f\left( a \right),\;f\left( b \right)} \right\}$.
    $\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {a;b} \right]} f\left( x \right) = \min \left\{ {f\left( {{x_1}} \right),\;f\left( {{x_2}} \right),\; \ldots ,\;f\left( {{x_m}} \right),\;f\left( a \right),\;f\left( b \right)} \right\}$.

    Quy ước. Khi nói đến GTLN, GTNN của hàm số f mà không chỉ rõ GTLN, GTNN trên tập nào thì ta hiểu là GTLN, GTNN trên tập xác định của f.

    B. Một số ví dụ
    Ví dụ 1. [ĐHD11]
    Tìm GTLN, GTNN của hàm số $y = \frac{{2{x^2} + 3x + 3}}{{x + 1}}$ trên đoạn [0;2].

    Giải
    Ta có $y' = \frac{{\left( {4x + 3} \right)\left( {x + 1} \right) - \left( {2{x^2} + 3x + 3} \right)}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = \frac{{2{x^2} + 4x}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} > 0$ ∀x ∈ (0;2). Lại có y(0) = 3; y(2) = 17/3. Suy ra $\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {0;2} \right]} y = 3;\,\,\mathop {\max }\limits_{x \in \left[ {0;2} \right]} y = \frac{{17}}{3}$.
    Nhận xét.
    f đồng biến trên [a;b]→ $\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {a;b} \right]} f\left( x \right) = f\left( a \right)\\\mathop {\max }\limits_{x \in \left[ {a;b} \right]} f\left( x \right) = f\left( b \right)\end{array} \right.$;
    f nghịch biến trên [a;b]→ $\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\min }\limits_{x \in \left[ {a;b} \right]} f\left( x \right) = f\left( b \right)\\\mathop {\max }\limits_{x \in \left[ {a;b} \right]} f\left( x \right) = f\left( a \right)\end{array} \right.$.

    Ví dụ 2. [ĐHB03] Tìm GTLN, GTNN của hàm số $y = x + \sqrt {4 - {x^2}} $.

    Giải
    TXĐ = [-2; 2]. Ta có
    $y' = 1 - \frac{x}{{\sqrt {4 - {x^2}} }} = \frac{{\sqrt {4 - {x^2}} - x}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}$ (x ∈ ( - 2; 2)).
    Với mọi x ∈ ( - 2; 2), ta có
    y’ = 0 ↔ $\sqrt {4 - {x^2}} - x = 0 \leftrightarrow \sqrt {4 - {x^2}} = x \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\4 - {x^2} = {x^2}\end{array} \right. \leftrightarrow x = \sqrt 2 $
    Vậy
    $\min y = \min \left\{ {y\left( { - 2} \right);y\left( 2 \right);y\left( {\sqrt 2 } \right)} \right\} = \min \left\{ { - 2;2;2\sqrt 2 } \right\} = - 2$, đạt được x = - 2
    $\max y = \max \left\{ {y\left( { - 2} \right);y\left( 2 \right);y\left( {\sqrt 2 } \right)} \right\} = \min \left\{ { - 2;2;2\sqrt 2 } \right\} = 2\sqrt 2 $, đạt được $x = \sqrt 2 $.


    Ví dụ 3. [ĐHD03] Tìm GTLN, GTNN của hàm số $y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}$ trên đoạn [-1; 2].
    Giải. Ta có
    $y' = \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - \left( {x + 1} \right)\frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}}}{{{x^2} + 1}} = \frac{{1 - x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\sqrt {{x^2} + 1} }}$.
    Với mọi x ∈ (-1;2) ta có: y’ = 0 ↔x = 1.
    Vậy
    $\min y = \min \left\{ {y\left( { - 1} \right);y\left( 2 \right);y\left( 1 \right)} \right\} = \min \left\{ {0;\frac{{3\sqrt 5 }}{5};\sqrt 2 } \right\} = 0$, đạt được ↔x = -1;
    $\max y = \max \left\{ {y\left( { - 1} \right);y\left( 2 \right);y\left( 1 \right)} \right\} = \max \left\{ {0;\frac{{3\sqrt 5 }}{5};\sqrt 2 } \right\} = \sqrt 2 $, đạt được ↔x = 1;

    Ví dụ 4. [ĐHB04] Tìm GTLN, GTNN của hàm số $y = \frac{{{{\ln }^2}x}}{x}$ trên đoạn $\left[ {1;{e^3}} \right]$.
    Giải
    Ta có
    $y' = \frac{{\left( {2\frac{{\ln x}}{x}} \right).x - {{\ln }^2}x}}{{{x^2}}} = \frac{{2\ln x - {{\ln }^2}x}}{{{x^2}}}$.
    Với mọi $x \in \left( {1;{e^3}} \right)$ ta có
    $y' = 0 \leftrightarrow 2\ln x - {\ln ^2}x = 0 \leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\ln \left( x \right) = 0\\\ln \left( x \right) = 2\end{array} \right. \leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = {e^2}\end{array} \right.\,\,\,\,\left( {1 \notin \left( {1;{e^3}} \right)} \right)$
    Vậy $\min y = \min \left\{ {y\left( 1 \right);y\left( {{e^3}} \right);y\left( {{e^2}} \right)} \right\} = \min \left\{ {0;\frac{9}{{{e^3}}};\frac{4}{{{e^2}}}} \right\} = 0$, đạt được ↔ x = 1
    $\max y = \max \left\{ {y\left( 1 \right);y\left( {{e^3}} \right);y\left( e \right)} \right\} = \max \left\{ {0;\frac{9}{{{e^3}}};\frac{4}{{{e^2}}}} \right\} = \frac{4}{{{e^2}}}$, đạt được ↔ $x = {e^2}$.

    Ví dụ 5. [ĐHD10] Tìm GTNN của hàm số $y = \sqrt { - {x^2} + 4x + 21} - \sqrt { - {x^2} + 3x + 10} $.
    Giải
    x ∈ TXĐ ↔$\left\{ \begin{array}{l} - {x^2} + 4x + 21 \ge 0\\ - {x^2} + 3x + 10 \ge 0
    \end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 \le x \le 7\\ - 2 \le x \le 5\end{array} \right. \leftrightarrow - 2 \le x \le 5$ suy ra TXĐ = [-2; 5]. Ta có
    $y' = - \frac{{x - 2}}{{\sqrt { - {x^2} + 4x + 21} }} + \frac{{2x - 3}}{{2\sqrt { - {x^2} + 3x + 10} }}$.
    $y' = 0 \leftrightarrow \frac{{x - 2}}{{\sqrt { - {x^2} + 4x + 21} }} = \frac{{2x - 3}}{{2\sqrt { - {x^2} + 3x + 10} }} \to \frac{{{x^2} - 4x + 4}}{{ - {x^2} + 4x + 21}} = \frac{{4{x^2} - 12x + 9}}{{4\left( { - {x^2} + 3x + 10} \right)}}$
    $ \leftrightarrow 4\left( { - {x^2} + 3x + 10} \right)\left( {{x^2} - 4x + 4} \right) = \left( { - {x^2} + 4x + 21} \right)\left( {4{x^2} - 12x + 9} \right)$
    ↔$51{x^2} - 104x + 29 = 0 \leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{1}{3}\\x = \frac{{29}}{{17}}\end{array} \right.$
    Thử lại, ta thấy chỉ có x = 1/3 là nghiệm của y’.
    y(-2) = 3; y(5) = 4; y(1/3) = √2→ min(y) = √2, đạt được ↔ x = 1/3.


    C. Bài tập rèn luyện

    Tìm GTLN, GTNN của các hàm số
    1. $y = \sqrt {4 - {x^2}} $
    2. $y = {x^2} + 2x - 5$ trên đoạn [-2; 3].
    3. $y = - {x^2} + 2x + 4$ trên đoạn [2; 4].
    4. $y = {x^3} - 3x + 3$ trên đoạn $\left[ { - 3;\frac{3}{2}} \right]$.
    5. $y = \frac{1}{3}{x^3} + 2{x^2} + 3x - 4$ trên đoạn [- 4; 0].
    6. $y = {x^3} + 3{x^2} - 9x + 1$ trên đoạn [- 4; 4].
    7. $y = {x^4} - 8{x^2} + 16$ trên đoạn [1; 3].
    8. $y = {x^3} + 5x - 4$ trên đoạn [- 3; 1].
    9. $y = x + \frac{1}{x}$ trên khoảng (0 ; + ∞).
    10. $y = x + \frac{1}{{x - 1}}$ trên khoảng (1 ; + ∞).
     
    Last edited by a moderator: 6/10/17
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  2. ahhunggiay

    ahhunggiay Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/6/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Cho hàm số \(y = {x^3} + 5x + 7.\) Giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn [-5; 0] là:
    A. 7
    B. -143
    C. 6
    D. 8
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      \(y' = 3{x^2} + 5\\ y' = 0\,(VN)\)
      y(-5) = -143
      y(0) = 7
      Vậy GTLN của hàm số là 7.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  3. ahuy0508

    ahuy0508 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    15/12/16
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hàm số có bảng biến thiên sau
    [​IMG]
    Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?
    A. Giá trị lớn nhất của hàm số là 2.
    B. Giá trị nhỏ nhất của hàm số là -1
    C. Giá trị nhỏ nhất của hàm số là -1 và 1
    D. Giá trị lớn nhất của hàm số là 1
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Chọn A.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  4. sechiakienthucdencongdong

    sechiakienthucdencongdong Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/5/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 6\) trên \(\left[ { - 4;4} \right]\).
    A. \(\mathop {Min}\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y = 21\)
    B. \(\mathop {Min}\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y = - 14\)
    C. \(\mathop {Min}\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y = 11\)
    D. \(\mathop {Min}\limits_{\left[ { - 4;4} \right]} y = - 70\)
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      \(y = f(x) = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 6\)
      Đây là một câu hỏi dễ lấy điểm. Để tìm được GTNN của hàm số trên đoạn \(\left[ { - 4;4} \right]\) ta giải phương trình \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1\\ x = 3 \end{array} \right.\).
      Ta lần lượt so sánh \(f\left( { - 4} \right),f\left( 4 \right),f\left( { - 1} \right),f\left( 3 \right)\) thì thấy \(f\left( { - 4} \right) = - 70\) là nhỏ nhất.
      Vậy đáp án đúng là D.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  5. Cỏ Mùa Xuân

    Cỏ Mùa Xuân Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/10/16
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3x - 1\) trên đoạn \(\left[ { - 1;4} \right]\).
    A. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = 51;\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = - 3\)
    B. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = 51;\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = 1\)
    C. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = 51;\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = - 1\)
    D. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = 1;\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = 1\)
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Xét phương trình \(y' = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - 1 \end{array} \right.\)
      Khi đó ta có:
      \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = \max \left\{ {y\left( { - 1} \right);y\left( 1 \right);y\left( 4 \right)} \right\} = y\left( 4 \right) = 51\)
      \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;4} \right]} y = \min \left\{ {y\left( { - 1} \right);y\left( 1 \right);y\left( 4 \right)} \right\} = y\left( 1 \right) = - 3\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  6. cobong23

    cobong23 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/9/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cho hàm số có bảng biến thiên như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng?
    [​IMG]
    A. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 1 và giá trị nhỏ nhất bằng 0.
    B. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 0.
    C. Không tồn tại giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.
    D. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 1.
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Phân tích: A sai do hàm số không đạt giá trị nhỏ nhất là 0.
      B sai do hàm số đạt GTLN bằng 1.
      C sai do có tồn tại GTLN của hàm số.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  7. coctien88

    coctien88 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/6/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx}}{{{x^2} + 1}}\) đạt giá trị lớn nhất tại x=1 trên đoạn [-2;2]?
    A. m<0
    B. m=2
    C. m>0
    D. m=-2
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Xét m=0 thì y=0 là hàm hằng, không thỏa yêu cầu bài toán.
      Với \(m \ne 0\), ta có:
      \(\begin{array}{l} y = \frac{{mx}}{{{x^2} + 1}}\\ y' = \frac{{m\left( {1 - {x^2}} \right)}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}} \end{array}\)
      \(y' = 0 \Leftrightarrow \frac{{m\left( {1 - {x^2}} \right)}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}} = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - 1\\ x = 1 \end{array} \right.\)
      Hàm số đã cho đạt giá trị lớn nhất tại x=1 trên đoạn [-2;2] khi:
      \(\left\{ \begin{array}{l} y\left( 1 \right) > y\left( { - 2} \right)\\ y\left( 1 \right) > y\left( { - 1} \right)\\ y\left( 1 \right) > y\left( 2 \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{m}{2} > - \frac{{2m}}{5}\\ \frac{m}{2} > - \frac{m}{2}\\ \frac{m}{2} > \frac{{2m}}{5} \end{array} \right. \Leftrightarrow m > 0\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  8. cogangom

    cogangom Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    9/6/17
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một chất điểm chuyển động theo quy luật \(s = 6{t^2} - {t^3}\). Tìm thời điểm t (giây) tại đó vận tốc v (m/s) của chuyển động đạt giá trị lớn nhất.
    A. t=2
    B. t=3
    C. t=4
    D. t=5
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Ta có \(v = s'\) hay \(v = 12t - 3{t^2}\)
      Xét hàm số
      \(f\left( t \right) = 12t - 3{t^2}\) với \(t > 0\)
      \(f'(t) = 12 - 6t\)
      Lập bảng biến thiên ta tìm được hàm số đạt giá trị lớn nhất tại x=2.
      Nên vận tốc đạt giá trị lớn nhất khi t = 2
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  9. cogidau23231

    cogidau23231 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    8/6/17
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Một chất điểm chuyển động theo quy luật v = \frac{1}{4}{t^4} - \frac{3}{2}{t^2} + 2t + 20 (t tính theo giây). Vận tốc của chất điểm đạt giá trị nhỏ nhất tại thời điểm nào?
    A. t=1 giây
    B. t=3 giây
    C. t=5 giây
    D. t=16 giây
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Thực chất đây là bài toán tìm GTNN của hàm số một đoạn cho trước.
      Xét hàm số \(f\left( t \right) = \frac{1}{4}{t^4} - \frac{3}{2}{t^2} + 2t + 20\) với t>0.
      \(f'\left( t \right) = {t^3} - 3t + 2\)
      \(f'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {t = 1}\\ {t = - 2\left( l \right)} \end{array}} \right.\)
      Lập bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại t=1.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  10. cokhibkmec

    cokhibkmec Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    14/9/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Tìm giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {x - \sqrt 2 } \right)^2}{\left( {x + \sqrt 2 } \right)^2}\) trên đoạn \(\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]\).
    A. M=0; m=-4
    B. M=8, Hàm số không có giá trị nhỏ nhất
    C. M=4; m=0
    D. \(M = 4,\,m = \frac{3}{{16}}\)
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Ta có: \(f\left( x \right) = {x^4} - 4{x^2} + 4;f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên đoạn \(\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]\)
      \(f'\left( x \right) = 4{x^3} - 8x\)
      Với \(x \in \left[ { - \frac{1}{2};2} \right],f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 0;x = \sqrt 2\)
      Ta có: \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = 3.\frac{1}{{16}},f\left( 0 \right) = 4,f\left( {\sqrt 2 } \right) = 0,f\left( 2 \right) = 4\)
      Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số f(x) trên đoạn \(\left[ { - \frac{1}{2};2} \right]\) lần lượt là 4 và 0.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  11. comebackkii

    comebackkii Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    5/8/15
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Câu 34:
    Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = {x^3} - 3{x^2} + 1 trên đoạn \(\left[ { - 2;\,4} \right]\). Tính tổng M+m.
    A. M+m=-18
    B. M+m=-2
    C. M+m=14
    D. M+m=-22
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      \(\begin{array}{l} y' = 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right.\\ y( - 2) = - 19;\,y(0) = 1;\,y(2) = - 3;\,y(4) = 17\\ \Rightarrow M = 17;\,m = - 19 \Rightarrow M + m = - 2 \end{array}\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  12. con mua mua thu

    con mua mua thu Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/12/16
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx + 1}}{{x + {m^2}}}\) có giá trị lớn nhất trên đoạn [2;3] bằng \(\frac{5}{6}\).
    A. \(m=3\) hoặc \(m=\frac{3}{5}\)
    B. \(m=3\) hoặc \(m=\frac{2}{5}\)
    C. \(m=3\)
    D. \(m=2\) hoặc \(m=\frac{2}{5}\)
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Với m=1 ta có y=1, nên GTLN của hàm số trên [2;3] bằng 1.
      Ta có: \(y' = \frac{{{m^3} - 1}}{{{{(x + {m^2})}^2}}}\)
      Với m>1 ta có hàm ta có hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định, do đó hàm số đạt GTLN trên [2;3] tại x=3.
      Ta có: \(\frac{{3m + 1}}{{3 + {m^2}}} = \frac{5}{6} \Leftrightarrow 5{m^2} - 18m + 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 3 > 1\\ m = \frac{3}{5} < 1 \end{array} \right.\)
      Vậy m=3 thỏa yêu cầu bài toán.
      Với m<1 ta có hàm ta có hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định, do đó hàm số đạt GTLN trên [2;3] tại x=2.
      Ta có: \(\frac{{2m + 1}}{{2 + {m^2}}} = \frac{5}{6} \Leftrightarrow 5{m^2} - 12m + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 2 > 1\\ m = \frac{2}{5} < 1 \end{array} \right.\)
      Vậy\(m = \frac{2}{5}\) thỏa yêu cầu bài toán.
       
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  13. vetnang082015

    vetnang082015 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    20/5/16
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = {\sin ^4}x - {\sin ^3}x.\)
    A. M=0
    B. M=2
    C. M=3
    D. M=-1
     
    Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
    1. Minh Toán
      Đặt \({\mathop{\rm sinx}\nolimits} = t;t \in \left[ { - 1;1} \right]\).
      Xét hàm số \(y = f\left( t \right) = {t^4} - {t^3}\) trên \(\left[ { - 1;1} \right].\)
      Khi đó \(y' = f'\left( t \right) = 4{t^3} - 3{t^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 0\\ t = \frac{3}{4} \end{array} \right.\)
      Ta có \(\mathop {Max}\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} y = Max\left\{ {f\left( { - 1} \right);f\left( 1 \right);f\left( 0 \right);f\left( {\frac{3}{4}} \right)} \right\} = f\left( { - 1} \right) = 2\).
      Cảm ơn đã đọc
       
      Last edited by a moderator: 15/11/17
      Minh Toán, 10/11/17
      Huỳnh Đức Nhật thích bài này.
  14. vianan310

    vianan310 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    4/10/17
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số \(f\left( x \right) = \sin x - \sqrt 3 {\mathop{\rm cosx}\nolimits}\) trên khoảng \left( {0;\pi } \right).
    A. \(M=2\)
    B. \(M=\sqrt3\)
    C. \(M=1\)
    D. \(M=-\sqrt3\)
     
    1. Minh Toán
      \(f'\left( x \right) = \cos x + \sqrt 3 \sin x,f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in } \right)\)
      Vì \(x \in \left( {0;\pi } \right)\) nên \(x \in \left( {0;\pi } \right)\)
      [​IMG]
      Vậy, Hàm số đạt giá trị lớn nhất của hàm số là \(f\left( {\frac{{5\pi }}{6}} \right) = 2.\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
  15. Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số y = {\cos ^2}x + \sin x + 3 trên \mathbb{R}
    A. M=4
    B. M=5
    C. \(M=\frac{15}{4}\)
    D. \(M=\frac{17}{4}\)
     
    1. Tăng Giáp
      Ta có: \(y = {\cos ^2}x + \sin x + 3 = - {\sin ^2}x + \sin x + 4\)
      Đặt \(t = \sin x,t \in \left[ { - 1;1} \right]\) Ta có hàm số: \(g(t) = - {t^2} + t + 4\)
      Xét hàm số g(t) trên \([-1;1]\) ta có:
      \(\begin{array}{l} g'(t) = - 2t + 1\\ g'(t) = 0 \Leftrightarrow t = \frac{1}{2} \end{array}\)
      \(\begin{array}{l} g( - 1) = 2\\ g\left( {\frac{1}{2}} \right) = \frac{{17}}{4}\\ g(1) = 4 \end{array}\)
      Vậy \(M=\frac{17}{4}\)
       
      Tăng Giáp, 10/11/17
  16. Vân Anh2k

    Vân Anh2k Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    6/10/17
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Xét hàm số \(f(x) = 3x + 1 + \frac{3}{{x + 2}}\) trên tập \(D=(-2;1]\). Mệnh đề nào sau đây là sai?
    A. Giá trị nhỏ nhất của f(x) trên D bằng 1
    B. Không tồn tại giá trị lơn nhất của f(x) trên D
    C. Hàm số f(x) có một điểm cực trị trên D
    D. Giá trị lớn nhất của f(x) trên D bằng 5
     
    1. Minh Toán
      \(f'(x) = 3 - \frac{3}{{{{(x + 1)}^2}}}\)
      \(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 3\\ x = - 1 \end{array} \right.\)
      Bảng biến thiên của hàm số:
      [​IMG]
      Vậy hàm số không có gí trị lớn nhất trong khoảng \(D=(-2;1]\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
  17. vân cẩm

    vân cẩm Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    13/9/17
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = 2x + \ln \left( {1 - 2x} \right)\) trên [-1; 0].
    A. \(m = - 2 + \ln 3\)
    B. \(m = 0\)
    C. \(m = -1\)
    D. \(m = 2 + \ln 3\)
     
    1. Minh Toán
      \(y' = 2 - \frac{2}{{1 - 2x}};\,\,y' = 0 \Leftrightarrow x = 0\)
      Ta có: \(y\left( 0 \right) = 0;\,\,y\left( { - 1} \right) = - 2 + \ln 3\)
      Suy ra giá trị nhỏ nhất trên đoạn [-1; 0] là \(m = y\left( { - 1} \right) = - 2 + \ln 3.\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
  18. Vân cao

    Vân cao Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    17/10/17
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực m để phương trình \({x^3} + {x^2} + x = m{\left( {{x^2} + 1} \right)^2}\) có nghiệm thuộc đoạn [0;1]
    A. \(m\geq 1\)
    B. \(m \leq 1\)
    C. \(0\leq m \leq 1\)
    D. \(0\leq m \leq \frac{3}{4}\)
     
    1. Minh Toán
      \({x^3} + {x^2} + x = m{\left( {{x^2} + 1} \right)^2} \Rightarrow m = \frac{{{x^3} + {x^2} + x}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}} \ge 0\)
      Xét hàm số \(y = \frac{{{x^3} + {x^2} + x}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^2}}}\) liên tục trên đoaạn [0;1].
      \(\begin{array}{l} y' = \frac{{ - {x^4} - 2{x^3} + 2x + 1}}{{{{\left( {{x^2} + 1} \right)}^3}}} = \frac{{ - (x - 1){{(x + 1)}^3}}}{{{{({x^2} + 1)}^3}}}\\ y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\,\, \in \left[ {0;1} \right]\\ x = - 1\,\, \notin \left[ {0;1} \right] \end{array} \right.. \end{array}\)
      Ta có: \(f(0) = 1;\,\,f(1) = \frac{3}{4}.\)
      Kết luận: Để phương trình có nghiệm thuộc [0;1] thì \(0\leq m \leq \frac{3}{4}\)
       
      Minh Toán, 10/11/17
  19. van minh

    van minh Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    18/3/17
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số y = \cos 2x + 4\cos x + 1.
    A. M=5
    B. M=4
    C. M=6
    D. M=7
     
    1. Minh Toán
      \(y = \cos 2x + 4\cos x + 1 = 2{\cos ^2}x + 4\cos x\)
      Đặt \(t = \cos x,\,\,1 - \le t \le 1\)
      Khi đó ta có hàm số: \(f(t) = 2{t^2} + 4t,\, - 1 \le t \le t\)
      \(\begin{array}{l} f'(t) = 4t + 4\\ f'(t) = 0 \Leftrightarrow t = - 1 \end{array}\)
      Ta có: \(f(1) = 6;\,\,f( - 1) = - 2\)
      Suy ra hàm số có giá trị lớn nhất là M=6.
       
      Minh Toán, 10/11/17
  20. van1303

    van1303 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    31/12/16
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Cho hàm số \(y = {x^3} + 5x + 7.\) Giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn [-5;0] bằng bao nhiêu?
    A. 80
    B. -143
    C. 5
    D. 7
     
    1. Minh Toán
      Ta có: \(y' = 3{x^2} + 5 > 0;\forall x \in \left[ { - 5;\;0} \right]\)
      \(y( - 5) = - 143;y(0) = 7\)\(\Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ { - 5;\;0} \right]} y = y\left( 0 \right) = 7\)
       
      Minh Toán, 10/11/17

Chia sẻ trang này