Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Trắc nghiệm về Vị Trí Tương đối Của đường Thẳng Và Mặt Phẳng

Thảo luận trong 'Bài 4. Các vấn đề về vị trí tương đối' bắt đầu bởi Minh Toán, 8/12/17.

  1. cobong23

    cobong23 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    10/9/17
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trong một chiếc hộp hình trụ người ta bỏ vào đó 6 quả banh tennis, biết rằng đáy của hình trụ bằng hình tròn lớn trên quả banh và chiều cao hình trụ bằng 6 lần đường kính của quả banh. Gọi V1 là tổng thể tích của 6 quả banh và V2 là thể tích của khối trụ. Tính tỉ số \frac{V_1}{V_2}?
    A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{3}\)
    B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{3}\)
    C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{2}\)
    D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{4}\)
     
    1. Minh Toán
      Gọi bán kính quả banh tennis là r, theo giả thiết ta có bán kính đáy của hình trụ là r, chiều cao của hình trụ là 6.2r
      Thể tích của 6 quả banh là \({V_1} = 6.\frac{4}{3}\pi {r^3}\)
      Thể tích của khối trụ là \({V_2} = \pi {r^2}.6.2r\)
      Tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{6.\frac{4}{3}\pi {r^3}}}{{2\pi {r^3}.6}} = \frac{2}{3}.\)
       
      Minh Toán, 8/12/17
  2. vianan310

    vianan310 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    4/10/17
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Cho hình trụ có hai đường tròn đáy lần lượt là (O); (O’). Biết thể tích khối nón có đỉnh là O và đáy là hình tròn (O’) là \(a^3\) tính thể tích V của khối trụ đã cho?
    A. \(V = 2{a^3}\)
    B. \(V = 4{a^3}\)
    C. \(V = 6{a^3}\)
    D. \(V = 3{a^3}\)
     
    1. Minh Toán
      Thể tích khối nón: \({V_1} = \frac{1}{3}S.h = {a^3}.\)
      Công thức tính thể tích khối trụ: \(V = S.h = 3{V_1} = 3{a^3}.\)
       
      Minh Toán, 8/12/17
  3. Võ Gia Huy

    Võ Gia Huy Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    3/8/17
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cho hình trụ có bán kính đáy 5cm chiều cao 4cm. Tính diện tích toàn phần S của hình trụ này.
    A. \(S = 96\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
    B. \(S = 92\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
    C. \(S = 40\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
    D. \(S = 90\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
     
    1. Minh Toán
      Diện tích toàn phần của hình trụ là \({S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi r\left( {r + h} \right) = 90\pi c{m^2}.\)
       
      Minh Toán, 8/12/17
  4. saigonso2007

    saigonso2007 Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    19/12/16
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho điểm B(0;3;7) và I(12;5;0). Tìm điểm A sao cho I là trung điểm của đoạn AB.
    A. A(2;5;-5)
    B. A(0;1;-1)
    C. A(24;7;-7)
    D. A(1;2;-5)
     
    1. Minh Toán
      Do I là trung điểm của AB nên:
      \(\left\{ \begin{array}{l} {x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2}\\ {y_I} = \frac{{{y_A} + {y_B}}}{2}\\ {z_I} = \frac{{{z_A} + {z_B}}}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_A} = 2{x_I} - {x_B}\\ {y_A} = 2{y_I} - {y_B}\\ {z_A} = 2{z_I} - {y_I} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_A} = 24\\ {y_A} = 7\\ {z_A} = - 7 \end{array} \right.\)
       
      Minh Toán, 9/12/17
  5. salova

    salova Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    7/3/17
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, Cho A(a;0;0), B(0;b;0), C(0;0;c) với a, b, c là những số dương thay đổi sao cho \(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = 2\). Mặt phẳng (ABC) luôn đi qua một điểm cố định, tìm tọa độ điểm đó.
    A. (1;1;1)
    B. (2;2;2)
    C. \(\left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\)
    D. \(\left( {-\frac{1}{2};-\frac{1}{2};-\frac{1}{2}} \right)\)
     
    1. Minh Toán
      Mặt phẳng cắt các trục Ox, Oy, Oz nên phương trình \(\left( {ABC} \right):\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1.\)
      \(\Leftrightarrow \frac{{2x}}{a} + \frac{{2y}}{b} + \frac{{2z}}{c} = 2 \Leftrightarrow \frac{{2x}}{a} + \frac{{2y}}{b} + \frac{{2z}}{c} = \frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}\,\,(*)\)
      Do (*) đúng với mọi \(a,b,c > 0\) nên ta đồng nhất các tử số \(\Rightarrow x = \frac{1}{2};y = \frac{1}{2};z = \frac{1}{2}.\)
      Vậy mặt phẳng (ABC) luôn đi qua một điểm cố định có tọa độ: \(\left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\).
       
      Minh Toán, 9/12/17
  6. cacere

    cacere Mới đăng kí

    Tham gia ngày:
    16/5/17
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Trong không gian Oxyz cho 3 điểm \(M\left( {3;1;1} \right),N\left( {4;8; - 3} \right),P\left( {2;9; - 7} \right)\) và mặt phẳng \(\left( Q \right):x + 2y - z - 6 = 0\). Đường thẳng d đi qua G, vuông góc với (Q). Tìm giao điểm A của mặt phẳng (Q) và đường thẳng d. Biết G là trọng tâm của tam giác MNP.
    A. \(A\left( {1;2;1} \right)\)
    B. \(A\left( {1; - 2; - 1} \right)\)
    C. \(A\left( { - 1; - 2; - 1} \right)\)
    D. \(A\left( {1;2; - 1} \right)\)
     
    1. Minh Toán
      Tam giác MNP có trọng tâm \(G\left( {3;6; - 3} \right)\)
      Đường thẳng d qua G, vuông góc với \(\left( Q \right):\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + t\\ y = 6 + 2t\\ z = - 3 - t \end{array} \right.\)
      Đường thẳng d cắt (Q) tại \(A:\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + t\\ y = 6 + 2t\\ z = - 3 - t\\ x + 2y - z - 6 = 0 \end{array} \right. \Rightarrow A\left( {1;2; - 1} \right)\)
       
      Minh Toán, 9/12/17

Chia sẻ trang này